Con gái bị nhà chồng bắt trèo tường vào nhà trong ngày cưới vì chửa trước

Thấy con gái của mình bị đối xử không tốt trong ngày cưới, mẹ ruột liền gọi điện cho nhà trai lập tức hủy hôn.

Chuyện "ăn cơm trước kẻng", có bầu trước cưới không còn xa lạ đối với nhiều người. Có những gia đình vui vẻ chấp nhận vì con trai "tậu được cả trâu lẫn nghé", nhưng có những người lại bắt con dâu đi cửa sau, trèo tường trong ngày cưới.

Mới đây, một cô gái kể về việc bị nhà chồng bắt trèo tường trong ngày cưới vì có bầu. Tuy nhiên, mẹ của cô gái thương con gái và không đồng ý tục lệ này nên quyết định hủy hôn.

Trên một fanpage, cô gái kể: "Mẹ tôi đấy anh em ạ. Mẹ tôi cục thứ 2 không ai dám là thứ 7, chủ nhật. Mẹ tôi là dân buôn bán mà. Ở nhà thét ra lửa ra ngoài phun ra nham thạch.

Ấy thế mà biết tin tôi có bầu, lúc bàn chuyện cưới hỏi, mẹ tôi chưa từng ngẩng mặt lên nhìn nhà trai. Nhà người yêu tôi ở quê, trọng danh dự. Họ sang nhà tôi dạm hỏi tay không, mẹ tôi gật đầu chấp nhận. Ăn hỏi 5 tráp (chỗ tôi thường là 7 hoặc 9), mẹ tôi vẫn vâng dạ, bà bảo: "Tôi không bán con"... Họ có mỉa mai mẹ tôi không biết dạy dỗ để tôi ăn cơm trước kẻng, bà cũng làm thinh.

Nhưng đến khi nhà chồng tương lai bảo đón dâu tôi không được đi cửa chính, mà phải trèo tường phía sau vào, mẹ tôi lập tức gọi sang nhà bên kia: Huỷ hôn. "Nó bụng mang dạ chửa mà bắt trèo tường à? Ông bà không thấy xót xa con dâu thì phải biết thương cháu mình. Đã không thương thì khỏi cưới xin gì nữa. Con cháu tôi tự tôi nuôi".

Bây giờ thì thằng người yêu tôi đang loạn lên giảng hoà 2 nhà, tôi thì mặc kệ... buông xuôi. Tôi thấy có lỗi với con tôi, với mẹ tôi... Tương lai tôi chưa biết về đâu nhưng nhìn thấy mẹ, tôi thấy an tâm hơn hẳn. Có mẹ thì còn gì mà phải sợ nữa, anh em nhỉ!".

Con gai bi nha chong bat treo tuong vao nha trong ngay cuoi vi chua truoc
Con gai bi nha chong bat treo tuong vao nha trong ngay cuoi vi chua truoc-Hinh-2
Con gái bị bắt trèo tường trong ngày cưới vì có bầu, mẹ ruột gọi điện cho nhà trai hủy hôn cùng tuyên bố: "Ở đây, tao nuôi".

Dưới bình luận, cư dân mạng đều chỉ trích phía nhà trai vì tục lệ bắt con dâu có bầu trèo tường: "Có bầu là tốt rồi. Cháu thì là cháu chung. Con là con chung. Lấy nhau về sống yêu thương nhau là được. Tục lệ cái gì. Không biết dạy con gái thế sao không bảo họ không biết dạy con trai. Lấy làm gì nữa. Về đấy khổ ra. Con cháu họ mà họ còn chả xót bắt dâu trèo tường thì dẹp đi chứ còn gì nữa", "Cháu là cháu chung, bắt trèo tường không may có trượt chân hay ngã ra đấy rồi ai chịu? Còn vấn đề danh dự thì ai chả trọng danh dự chẳng qua vì thương con nên họ chấp nhận. Sai thì cả 2 đứa đều sai, lấy quyền gì mỉa mai nhà người ta? Thôi thà ở nhà mẹ nuôi còn hơn vớ phải quả này", "Úi dời mối này dẹp là đúng. Cưới về thằng chồng cũng bù nhìn nhu nhược thôi"...

Con gai bi nha chong bat treo tuong vao nha trong ngay cuoi vi chua truoc-Hinh-3
Con gai bi nha chong bat treo tuong vao nha trong ngay cuoi vi chua truoc-Hinh-4

Cư dân mạng đồng tình với cách làm của người mẹ.

5 thói quen gây hại thận

Nhiều người vẫn hay lặp lại các thói quen như ít uống nước, ăn nhiều muối, uống rượu, bia mà không ngờ đang làm tăng thêm gánh nặng cho thận.

Thận là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Chúng có chức năng lọc, thải chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu để các cơ quan khác hoạt động tốt hơn. Nhiều người đã làm hại thận mà không biết điều đó qua các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Không uống nước khi khát

Giải mã ý nghĩa tục "Điển hôn" trong xã hội phong kiến Trung Quốc

Hiểu một cách đơn giản "Điển hôn" tức là cuộc hôn nhân cầm cố. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, tục lệ này là nỗi ám ảnh kinh hoàng của phụ nữ.

Xã hội hiện đại không cho phép đàn ông có "năm thê bảy thiếp". Quy định pháp luật chỉ rõ, đàn ông, phụ nữ tuân thủ nguyên tắc "một vợ một chồng".

Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến Trung Quốc, đàn ông không có tiền, không có quyền (đàn ông nghèo) rất khó lấy vợ. Thậm chí là không thể lấy được vợ. Trong khi đó, các gia đình rất coi trọng người nối dõi tông đường.

Mạnh Tử từng viết: "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại". Nghĩa là, bất hiếu có 3 loại, trong đó không có hậu duệ nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất. Điều này minh chứng cho việc, các gia đình phong kiến không chấp nhận được chuyện không có con cháu nối dõi tông đường.

Giai ma y nghia tuc

"Điển hôn" tức là cuộc hôn nhân cầm cố (ảnh minh họa).

Cũng chính từ thực thế này mà người phong kiến nghĩ ra rất nhiều cách để có con cháu nối dõi tông đường, nhất là trong các gia đình nghèo khó. Cụ thể, vào thời Nguyên thịnh hành tục lệ gọi là "Điển hôn".

Tục "Điển hôn" là gì? "Điển" trong "Điển đáng", có nghĩa là cầm cố, thế chấp. "Điển hôn" tức là một cuộc hôn nhân cầm cố.

Sử sách Trung Quốc có ghi chép, kiểu hôn nhân cầm cố này xuất hiện đầu tiên dưới thời nhà Hán. Nhưng đến thời nhà Nguyên nó mới trở nên phổ biến.

Dân gian tương truyền, vì gia cảnh nghèo khó mà nhiều đàn ông trong xã hội phong kiến Trung Quốc buộc phải đưa vợ vào các tiệm cầm đồ và cầm cố như một món hàng. Chủ tiệm cầm đồ sẽ chuyển những người vợ này cho khách hàng nào đưa ra mức giá hấp dẫn nhất.

Những người vợ này được đưa đến tay chủ nhân mới và đảm nhận nhiệm vụ của một người con dâu như giặt giũ, nấu nướng, gánh nước, lo chuyện đồng ác và đương nhiên không thể thiếu nhiệm vụ sinh con đẻ cái nối dõi tông đường cho nhà chồng "thời vụ".

"Điển hôn" dẫu chỉ là một cuộc hôn nhân "thời vụ" nhưng được các gia đình phong kiến ở Trung Quốc rất coi trọng. Họ chuẩn bị tươm tất mọi lễ nghi trước khi đón con dâu "thời vụ" về nhà.

Giai ma y nghia tuc

Người phụ nữ bị đem ra tiệm cầm đồ cầm cố như một món hàng (ảnh minh họa).

Trước khi "Điển hôn" diễn ra, gia đình người thuê "vợ" phải lập một "hợp đồng hôn nhân", trên đó có ghi rõ thời gian làm vợ "thời vụ", tiền thế chấp và giao kèo giữa các bên liên quan.

Một cuộc hôn nhân "thời vụ" thường kéo dài từ 3 đến 5 năm với giá thuê tùy theo độ tuổi của người vợ và thời gian thuê. Trong thời gian ở nhà chồng mới, người vợ không được phép liên hệ với nhà chồng ban đầu của mình.

Sau khi người phụ nữ được thuê về sinh con thì gia đình thuê đem trả người này cho tiệm cầm đồ. Người vợ tiếp tục ở tiệm cầm đồ chờ một gia đình khác đến đưa đi. Cứ thế vòng tròn thuê vợ liên tục lặp đi lặp lại không có điểm dừng.

Người phụ nữ sau khi sinh con cho gia đình thuê mình thì tuyệt đối không được bất cứ liên hệ gì với họ nữa. Người này không được quyền đến thăm con mình.

Chính quyền nhà Nguyên khi đó từng ra lệnh cấm tục "Điển hôn" nhưng nó vẫn bí mật diễn ra trong xã hội. Phải cho đến cuối đời nhà Thanh thì tục lệ này mới bị xóa bỏ hoàn toàn.

Các nhà sử gia nhận định, tục hôn nhân này không chỉ biến người phụ nữ thành hàng hóa rẻ mạt mà còn lấy mất đi quyền tự do của họ. Đây là một hành vi tàn nhẫn vô cùng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.