Con đóng cửa trong phòng cả ngày, mẹ chết lặng phát hiện điều khó tin

Thấy con trai (học lớp 12) thường xuyên đóng cửa trong phòng, bố mẹ yên tâm, nghĩ con bận rộn với việc học. Tuy nhiên, khi kiểm tra bất ngờ, người mẹ mới chết lặng.

Hiện nay ở Việt Nam một thực tế đáng báo động là nguy cơ rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng ở tuổi học đường do hậu quả nghiện game.
Cách đây không lâu, một trường hợp bệnh nhân tên N.V.A đang học lớp 12 được gia đình đưa đến bệnh viện khám vì chứng nghiện game.
Bố mẹ cháu V.A kể, cháu thường xuyên đóng kín cửa phòng và thức thâu đêm suốt sáng, không muốn mở cửa tiếp xúc với bất cứ ai trong nhà. Ban đầu, bố mẹ và người thân nghĩ V.A bận học cuối cấp. Tuy nhiên, một lần kiểm tra bất ngờ, bố mẹ V.A phát hiện cậu bé không hề học bài mà tập trung chơi game.
Từ đó, V.A luôn có thái độ lầm lì, hay cáu gắt, bỏ học và chống đối với mọi người. Các bác sỹ trực tiếp điều trị cho biết V.A đã mắc chứng trầm cảm do nghiện game.
Rất may, sau thời gian điều trị, cách ly với môi trường bên ngoài, tinh thần V.A đã ổn định trở lại.
Con dong cua trong phong ca ngay, me chet lang phat hien dieu kho tin
Một thực tế đáng báo động là nguy cơ rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng ở tuổi học đường do hậu quả nghiện game. Ảnh chụp tại khoa Sức khỏe vị thành niên, bệnh viện Nhi Trung Ương. 
Theo báo cáo Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 có đến 38% trẻ vị thành niên sử dụng thời gian rảnh rỗi vào việc chơi game.
Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã xếp ‘nghiện game’ là một dạng rối loạn tâm lý, tương tự như bệnh lý trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị chuyên khoa để giúp những ‘con nghiện’ thoát khỏi ám ảnh tâm lý.
Các hậu quả do trẻ nghiện game
Khi trẻ nghiện game có thể bị các rối loạn về tâm lý, rối loạn giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày bị đảo lộn do trẻ chơi liên tục bất kể giờ giấc. Trẻ không còn hứng thú học tập và những hoạt động khác như trước. Thậm chí nguy hiểm hơn là trẻ có thể mắc các chứng trầm cảm, dễ bị kích động vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình.
Trẻ đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh của trò chơi và trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời. Có những trẻ sa vào vòng lao lý vì trộm cắp thậm chí gây ra án mạng chỉ vì để thỏa mãn nhu cầu chơi game của mình.

Video: Khi con nghiện game, ba mẹ cần làm gì? - Nguồn: VTC9

Những dấu hiệu nhận biết con bạn nghiện game
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa thế nào là ‘nghiện game’ và vì sao phải phân biệt ‘nghiện game’ với ‘ham online’.
‘Nghiện game’ là một dạng hành vi chơi game (cả game cầm tay và game trên máy tính, điện thoại) đặc trưng bằng các dấu hiệu của mất kiểm soát thời gian chơi game, ưu tiên chơi game hơn các sở thích và nhu cầu khác, tiếp tục chơi hoặc càng chơi game nhiều hơn do rối loạn hành vi đó.
Cụ thể hơn, chứng nghiện game được xếp vào những dạng rối loạn tâm lý với một số biểu hiện như sau:
1. Không điều khiển được bản thân khỏi game, ví dụ như địa điểm, tần suất, thời gian chơi.
2. Người bệnh coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống.
3. Bất chấp hậu quả tiêu cực xảy đến, game vẫn trở thành thứ tiên quyết trong cuộc sống của người bệnh.
Nếu bạn nghi ngờ con em mình nghiện game, hãy thử trả lời các câu hỏi sau:
1. Chơi game có ảnh hưởng tới tiến độ làm bài tập về nhà, đi học đúng giờ hay khả năng tập trung vào các mục tiêu học tập không?
2. Chơi game có ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa trẻ và bố mẹ, anh chị em, ông bà và bạn bè không?
3. Trẻ có tỏ ra bực bội khó kiểm soát, cáu gắt, thậm chí có hành vi bạo lực khi phụ huynh yêu cầu dừng chơi game không?
4. Trẻ có đang dành ưu tiên quá nhiều cho chơi game không?
5. Trẻ có thay đổi các thói quen lành mạnh: ăn, tắm rửa, thể thao không?
6. Trẻ chơi game có thay đổi khí sắc (tâm trạng) không?
Khi nào bạn nên đưa con mình đi khám?
Trên thực tế các gia đình thường e ngại khi phải đưa con đến viện tâm thần nên thường đưa con đi khám muộn và khi có các dấu hiệu nguy hiểm như trầm cảm, hay phá phách, có hành vi tự sát.
Vì thế, nếu các bậc phụ huynh thấy trẻ tiếp tục chơi game đến mức có ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ và tương tác trong gia đình, thì đó là lúc để trẻ cần được tư vấn.
Thực tế, ranh giới giữa chơi game giải trí và lạm dụng - nghiện game là mong manh nếu bố mẹ không thực sự để tâm và chỉ có bác sĩ mới được phép chẩn đoán ‘nghiện game’.
Trong một số trường hợp nghi ngờ, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như lầm lỳ, hay cáu gắt không rõ lý do, không thích giao tiếp với mọi người, ăn uống kém hoặc ăn uống thất thường thậm chí còn bỏ cả ăn thì nên đưa đến các cơ sở về sức khỏe tâm lý trẻ em.

Điều trị chứng nghiện game cho trẻ?

- Hỏi: Cháu nhà tôi năm nay 10 tuối, khoảng hai tháng nay cả nhà rất lo lắng vì cháu mải chơi điện tử. Rất mong bác sĩ cho chúng tôi lời khuyên. Xin cho biết, với chứng nghiện game, cách điều trị như thế nào? Vũ Đăng Hòa (Hà Nội).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia trả lời:
Với chứng nghiện game, cách điều trị hiện nay vẫn là những liệu pháp tâm lý, đặc biệt là liệu pháp nhận thức hành vi nhằm thay đổi nhận thức của người bệnh về những hậu quả của nghiện game gây ra, thiết lập kế hoạch giảm dần thời lượng chơi game.

Ảnh hài hước “cha nào con nấy“

(Kiến Thức) - Dưới đây là những bức ảnh cực đáng yêu về sự giống nhau đến từng chi tiết nhỏ của cha con.

Làm mặt xấu cũng giống nhau như đúc.
 Làm mặt xấu cũng giống nhau như đúc.
Sexy di truyền từ bố sang con.
 Sexy di truyền từ bố sang con.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.