Cơm nhà phải như... chuyện ấy

Bạn tôi nói rằng, khi chúng ta tin rằng nấu bữa cơm nhà cũng hứng khởi như chuyện ấy, thì bạn sẽ rất khác khi vào bếp, chẳng tiếc thời gian sửa soạn bữa ăn, hay lúc tàn cuộc vui đối diện với cái bồn rửa chén nhiều thứ lấm lem cần thanh toán.

Bây giờ, chuyện ăn uống cơm nước chẳng còn là vấn đề quá lớn nữa rồi, cả về ý nghĩa lẫn chi phí, thời gian dành cho nó. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn nhiều gia đình đặt nặng vấn đề “cơm nhà”.
Kiểu như, cô vợ thích thể hiện tài nấu nướng của mình, nên hay trổ tài rồi kiên nhẫn đợi chồng về cùng ăn, xong rồi bất mãn vì chồng ít hào hứng lúc ngồi vào mâm, vô tâm chẳng biết ngợi khen thức ăn. Thêm chuyện chồng góp mặt được bữa đực bữa cái, cơm nhà trở thành gánh nặng tù túng trách móc cho cả hai bên.
Lại có ông chồng còn mang hơi hướm phong kiến, tiệc tùng khách khứa lu bù nhưng về tới nhà vẫn muốn phải có cơm chuẩn vợ nấu mới vừa lòng. Câu ra lệnh quen thuộc cửa miệng dành cho vợ, rằng: “Đàn bà, có miếng cơm cũng chuẩn bị không xong, thì làm gì?”, tổn thương tình cảm vợ chồng ghê gớm lắm… 
Phải làm sao đây, để cơm nhà trở thành niềm vui, một sự tận hưởng từ vợ lẫn chồng?
Hà, một cô bạn của tôi hóm hỉnh so sánh rằng, cơm nhà cũng phải như… chuyện ấy của hai vợ chồng. Tức là cần mới mẻ, nóng sốt, hấp dẫn, hiếm hoi và thỏa mãn được cả hai bên, thì mới đạt! Hỏi sao lại kết luận như thế, Hà cười bảo, cứ thử nghĩ mà xem, chẳng phải thế sao!
Đàn bà giữ chồng trong phòng ngủ thế nào, thì ở nhà bếp, cũng cần vận dụng y hệt. Đâu là thái độ của người chiến thắng? Tất nhiên phải là dẹp bỏ ý nghĩ mình đang “hầu hạ” hoặc “ban ơn” đi nhé! Chịu khó đa dạng đổi món. Biết tạo nên sự khan hiếm (dẫu là giả tạo)! Tức là phải để cho chồng thấy thèm muốn. Khao khát được ăn. Mỗi bữa ăn là cả một sự chờ đợi háo hức. Có không gian, không có nến thì nên có hoa, có sự cộng hưởng tích cực, có cả những âm thanh lao xao của chén bát hân hoan chạm vào nhau nữa chứ!
Hà đưa ra lời khuyên, rằng đừng bao giờ ép chồng ăn cố. Sức đàn ông có hạn, cái gì gắng quá cũng mất hay, ít ngon liền! Hãy để cho anh ấy được thưởng thức trọn vẹn hương vị của bữa ăn, từ mớ rau xanh ngắt cho tới tô canh tôm mát ngọt, từ mớ đậu hũ chấm mắm đậm đà khơi gợi cho tới miếng thịt ram cháy cạnh tuyệt vời. Bát cơm trắng muốt trong cái chén sạch đẹp, xới lên tươm tất gọn gàng, trao vào tay nhau cũng nhẹ nhàng vui vẻ. Thêm dĩa trái cây tráng miệng, giống như “hậu của thiên đường” đương nhiên phải có ôm ấp trò chuyện vậy, thì mới đúng điệu một cuộc vui, đúng không nào!
Bạn từng nhắn tin gợi ý chồng về một buổi tối cuồng nhiệt ư? Thế thì tại sao bạn không xa gần rằng, chiều nay em có nấu ăn đó nha. Chồng thích không? Anh ấy tỏ ra vui mừng thì bạn hãy “triển”. Còn ngược lại, chồng kiếu bận, không thể hưởng ứng, bạn chớ nên hờn dỗi tức bực làm gì. Hãy tự do tận hưởng bữa tối theo cách riêng của bạn, cớ sao phải kỳ công kho nấu rồi cáu bẳn? Đừng biến mình thành bà nội trợ đơn thuần rồi cau có hôi hám, sẽ khiến chồng thấy cảnh phải về nhà ăn cơm với vợ là một áp lực cần hoàn thành, giống như tới hạn thì buộc… trả bài vậy!
Com nha phai nhu... chuyen ay
Bữa ăn rất cần niềm hứng khởi. Ảnh minh hoạ 
Nghĩa là, bạn hãy biến bữa cơm nhà thành niềm cảm hứng bất tận của bản thân. Mình thích thì mình nấu ăn, còn mình không thích thì mình… cho nhịn. Hãy “giải phóng” cho cơm nhà, cũng như bạn từng nhất quyết thay đổi quan niệm xưa cũ chốn phòng the. Ai là chủ giường, chồng hay vợ? Ai lãnh vai trò “khởi động”? Ai chốt hạ thời điểm về đích lẫn vỗ về mơn trớn đối phương? Thì cơm nhà cũng thế.
Chồng bạn đề xướng và bạn lên thực đơn sao cho chồng lâu lâu “bị” một bữa mê mệt. Để mỗi khi cái bao tử réo gọi là chồng lại mơ màng tới bữa cơm nhà do bạn thiết kế, luôn biết cách khơi gợi khiêu khích mỗi lần. Bạn cũng nên thi thoảng “làm cao” để chồng phải dỗ dành òn ỉ, thì hãy “cho”.
Bạn hãy chọn buổi cuối tuần rảnh rang để cả nhà cùng vào bếp, coi đó như khoảnh khắc của sum vầy. Bạn ăn diện đẹp đẽ thơm tho khi gỡ vỏ tôm, lúc xào bông bí, lúc nấu bún măng, được chứ? Bạn sẽ nở nụ cười rất gợi khi ngồi xuống bên bàn ăn, cùng chồng con thưởng thức một bữa cơm nhà, có khó lắm đâu nào!
Khi bạn thật sự tin rằng, cơm nhà cũng như chuyện ấy, thì bạn sẽ cảm nhận rất khác khi vào bếp, chẳng tiếc thời gian sửa soạn bữa ăn, hay lúc tàn cuộc vui đối diện với cái bồn rửa chén nhiều thứ lấm lem cần thanh toán. Bạn sẽ bớt được sự ngao ngán, nỗi chịu đựng, suy nghĩ chịu đựng cố gắng bởi hiểu rằng, mình cho đi thì mới nhận lại. Hai vợ chồng có “tương tác” ăn ý thì bữa cơm nhà mới hoàn hảo trọn vẹn.
Mà đời chỉ thay đổi khi chúng ta chịu khó thay đổi, bạn biết rồi đấy!

Sự thật hãi hùng về hôn nhân cận huyết của người xưa

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu mới công bố phát hiện gây sốc về hôn nhân cận huyết của người xưa. Theo các chuyên gia, con cái của những cuộc hôn nhân này thường bị dị tật bẩm sinh với hộp sọ và hàm răng bị biến dạng, cơ thể bị lùn...

Su that hai hung ve hon nhan can huyet cua nguoi xua
 Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington ở St. Louis, Missouri, Mỹ đã tiến hành kiểm tra, phân tích hàng chục bộ hài cốt thời cổ đại. Những bộ xương này là kết tinh của những cuộc hôn nhân cận huyết.

Chuyện 'môn đăng hộ đối' trong hôn nhân ngày nay

Nếu ngày xưa hôn nhân là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” cốt sao cho “môn đăng hộ đối” thì nay người trẻ đã phần nào thay đổi quan điểm này. Họ độc lập sớm hơn nên có thể tự quyết định hôn nhân của cuộc đời mình.

Trúc là sinh viên tỉnh lẻ, năm 18 tuổi, cô lặn lội lên Sài Gòn học Đại học. Vốn là cô gái có tính tình hòa đồng lại sở hữu gương mặt xinh xắn dễ nhìn, Trúc luôn được các anh chàng cùng lớp vây quanh. Nhà Trúc ở nông thôn nhưng cha mẹ lại là điền chủ nhiều ruộng nhiều đất, thế nên chuyện con gái quen ai hoặc hôn nhân của con mình, ba mẹ Trúc cũng rất “kén cá chọn canh”.
Chuyen 'mon dang ho doi' trong hon nhan ngay nay
 
Vào năm nhất đại học, một lần tình cờ Trúc đang đi mua sách thì xe bị hư giữa đường. Lúc này may mắn có anh bạn cùng lớp đi ngang qua giúp đỡ tận tình. Anh chàng thư sinh cao ráo lại chịu khó học hành nên dần dà Trúc cũng đem lòng yêu mến. Tuy có cảm tình với nhau nhưng cả hai lúc nào cũng giấu mọi người vì e ngại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.