Cơm nguội bảo quản không đúng cách ăn vào có thể gây hiểm họa

Nếu xử lý và bảo quản không đúng cách, cơm nguội có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Theo The Times of India, cơm rất giàu chất dinh dưỡng quan trọng để nuôi dưỡng cơ thể cũng như cung cấp cho bạn năng lượng để trải qua một ngày. Tuy nhiên, cơm có thể dẫn đến đau bụng và ngộ độc thực phẩm nếu bạn ăn phải cơm nguội được bảo quản không đúng cách hoặc không được hâm nóng lại đúng cách.
Com nguoi bao quan khong dung cach an vao co the gay hiem hoa
Cơm nguội bảo quản không đúng cách có thể gây ngộ độc .Ảnh: iStockphoto

Sau khi nấu và ăn cơm, phần cơm thừa có thể để ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ hoặc thậm chí qua đêm. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có thời gian lây nhiễm vào cơm và phát triển với số lượng lớn. Đây được gọi là "hội chứng cơm chiên".

Vi khuẩn nào có trong cơm?

Một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy trong cơm là Bacillus cereus (B. cereus) - loại vi khuẩn chứa độc tố gây nôn và tiêu chảy. Nó là một loại vi khuẩn hình thành bào tử có thể phát triển trong thực phẩm khi bị ô nhiễm và tạo ra độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Hâm nóng lại có thể không giúp được gì

Độc tố mà B. cereus tạo ra trong thực phẩm giàu tinh bột có khả năng chịu nhiệt. Do đó, ngay cả sau khi bạn hâm nóng cơm thừa trước khi ăn, sức nóng có thể không tiêu diệt được vi khuẩn và bạn vẫn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Điều quan trọng cần lưu ý là rủi ro này không chỉ áp dụng cho cơm. Bất kỳ loại ngũ cốc nào cũng có thể chứa vi khuẩn nếu không được bảo quản và hâm nóng đúng cách.

Cách bảo quản cơm nguội đúng cách

Vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh nếu cơm được giữ ở nhiệt độ từ 40 - 140 độ F (4 - 60 độ C) trong hơn hai giờ. Vì vậy, bạn không nên để cơm ở nhiệt độ phòng quá hai giờ và không quá một giờ nếu nhiệt độ phòng trên 90 độ F hoặc 32 độ C.

Để bảo vệ cơm nguội của bạn khỏi vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là phải cho cơm vào hộp đậy kín trong tủ lạnh sau khi cơm không còn nóng. Nếu cơm thừa được để nguội và bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ dưới 40 độ F (4 độ C), thì cơm có thể để được tối đa bốn ngày trong tủ lạnh.

Hâm nóng cơm nguội đúng cách

Để ăn cơm nguội một cách an toàn, chỉ nên hâm nóng lại một lần. Vì vậy, chỉ nên lấy phần cơm nguội cần thiết thay vì hâm nóng cả mẻ. Đảm bảo cơm hoặc thậm chí cả mì ống còn sót lại được hâm nóng đến nhiệt độ bên trong là 165 độ F (74 độ C), theo The Times of India.

Cơm nguội còn thừa làm thế này ăn ngon, trẻ con cũng thích

Cơm nguội còn thừa đa phần chúng ta sẽ đem rang hoặc hấp lại để ăn. Tuy nhiên, có một cách làm khác biến cơm nguội thành món ăn ngon mà trẻ con cũng mê.

Nguyên liệu

- Cơm nguội: 4 chén

Cách bảo quản cơm nguội không bị thiu, chảy nước

Thời tiết oi bức, nắng nóng khiến cơm nguội thừa hay bị thiu, chảy nước. Vậy làm cách nào để hạn chế được tình trạng này?

Khi nấu cơm ăn hàng ngày, sẽ không tránh khỏi cơm bị thừa. Vậy làm thế nào để hạn chế cơm nguội thiu, vẫn dẻo ngon, ăn được vào bữa sau để tránh lãng phí?

Khi nấu cơm cần chú ý một số vấn đề sau

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.