Cơm nếp và cơm tẻ, thứ nào bổ dưỡng hơn?

Sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo. Hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng. 

Nhiều người cho rằng ăn gạo nếp gây béo hơn ăn gạo tẻ, ăn đồ nếp nóng, dễ mọc mụn…. Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo của chúng. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.
Trong 100 g gạo nếp có 344 kcal, trong khi cùng 100 g gạo tẻ có 350 kcal. Nhưng khi ăn cùng một bát, với cơm nếp sẽ có lượng nhiều hơn do bản chất hạt dẻo, dính nên vô tình bị nén xuống còn bát cơm tẻ lại có độ rời rạc. Đó chính là lý do người ta ăn cơm nếp có cảm giác no hơn và béo hơn khi ăn cơm tẻ song nếu hiểu bản chất và ý thức được lượng cơm nạp vào chúng ta sẽ không thấy sự khác nhau này.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết, việc ăn nhiều hay ăn ít cơm nếp phụ thuộc vào thói quen, sở thích chứ ăn cơm nếp nhiều không ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí ngược lại, cơm nếp có lợi cho sức khoẻ. Nhiều người thậm chí ăn nếp thay cơm.
Sở dĩ có sự khác nhau về độ dẻo của hai loại gạo này là bởi hai thành phần amilozơ và amylopectin trong mỗi hạt tinh bột. Trong đó, amilopectin có vai trò quyết định đến tính dẻo của hạt. Trong gạo, ngô tẻ, lượng amilopectin chiếm 80%, còn trong gạo, ngô nếp, lượng amilopectin có tới 90% nên xôi thường rất dẻo, dính vào nhau.
Cơm nếp bị nóng
Về điều này, BS.CK I Đông Y Bùi Văn Phao cho hay, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng. Trong đông y khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp.
Còn về việc nhiều người quan niệm ăn đồ nếp sẽ khiến chỗ bị sưng viêm, vết thương mưng mủ, lương y Hồng Minh giải thích: người bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó càng làm tình trạng nặng thêm.
Bài thuốc chữa bệnh từ gạo nếp
Theo lương y Bùi Hồng Minh, gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn. Có thể dùng gạo nếp chữa bệnh theo các bài thuốc:
Bồi bổ cho người suy nhược: gạo nếp 250 g, rượu vang 500 ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần.
Người ăn kém, hay buồn nôn: gạo nếp 30 g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, cho thêm 30 g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.
Cơm nếp ngũ sắc được nhuộm bằng màu thực phẩm - một món ăn truyền thống của người Việt
Người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài: gạo nếp 500 g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50 g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30 g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm.
Người viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày: gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng để ăn. Ngày ăn từ 1 – 2 lần.
Người nôn mửa không dứt: gạo nếp sắc với gừng: gạo nếp 20g , sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.
Trị thiếu máu: gạo nếp 100 g, đậu đen 30 g, hồng táo 30 g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần.
Tăng tiết sữa: gạo nếp, cho thêm nước vào nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa.

Đồ nếp: Món khoái khẩu bổ dưỡng nhưng suốt đời mang tiếng xấu

(Kiến Thức) - Đồ nếp là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng đa phần ai cũng nghĩ nó nê bụng , béo phì hoặc khiến vết thương đau nhức. Có thực sự như vậy không?

Do nep: Mon khoai khau bo duong nhung suot doi mang tieng xau
Từ xưa, đồ nếp được coi là một thực phẩm giàu dinh dưỡng đối với sức khỏe. Nó được dùng nấu cháo cho người ốm ăn nhanh hồi phục, phụ nữ mới sinh ăn nếp để tăng tiết sữa. Tuy nhiên, gạo nếp vẫn mang tiếng xấu và thiếu cơ sở khoa học như ăn nếp đầy bụng, ăn nếp dễ mưng mủ vết thương… Ảnh: Vietq. 

Đủ các món xôi dẻo, ngọt thơm cho tiết trời thu

Ngoài món xôi mặn quen thuộc, bạn cũng có thể đổi món cho gia đình bằng các món xôi dễ làm, dễ ăn, có vị ngọt thơm khó cưỡng.

Xôi sắn và đỗ xanh

Du cac mon xoi deo, ngot thom cho tiet troi thu
 

Nguyên liệu:

- 1 bát con gạo nếp- 1 củ sắn (khoai mỳ)- 1/2 bát con đỗ xanh đã sát vỏ- Muối, đường, dầu ăn- Dừa bào sợi, vừng rang thơm.

Xôi mít lá cẩm

Nguyên liệu:

- 8-10 múi mít to- 1 bát con gạo nếp- Muối, đường- 200ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô- 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím- Dừa bào sợi, vừng rang chín- Nếu không dùng lá cẩm, bạn có thể xay nhuyễn lá nếp để tạo màu xanh.

>> Cách làm các món xôi:

Xôi xoài

Du cac mon xoi deo, ngot thom cho tiet troi thu-Hinh-2
 

Nguyên liệu:

- 200 g gạo nếp- 1 quả xoài chín- 30 g đường nâu- 30 g đường trắng- Nước cốt dừa (hoặc sữa dừa)

Xôi đậu xanh hạt sen

Du cac mon xoi deo, ngot thom cho tiet troi thu-Hinh-3
 

Nguyên liệu:

- 100 gram gạo nếp- 20 gram đậu xanh- 3-4 búp sen tươi hoặc 10 gram hạt sen khô- Dừa nạo, đường

Xôi Xiêm

Xôi xiêm hay còn gọi là Seri Muka là món ăn đặc trưng của Campuchia.

Nguyên liệu:

- 500g gạo nếp- 3 quả trứng gà- 160g đường- 150ml nước cốt dừa- 150ml nước cốt lá dứa- 15g bột bắp- 30g bột mì.

Xôi đỗ đen

Du cac mon xoi deo, ngot thom cho tiet troi thu-Hinh-4
 

Nguyên liệu:

- 2 bát con gạo nếp- 1 bát con đỗ đen- 1/2 bát con đường nâu hoặc đường cát vàng- Gừng- 2 thìa nhỏ muối- Vừng trắng rang chín.

Xôi bọc bánh tráng

Du cac mon xoi deo, ngot thom cho tiet troi thu-Hinh-5
 

Nguyên liệu:

- 400g gạo nếp ngon- 120g đậu xanh cà vỏ- 100g đường cát trắng- 200ml nước cốt dừa- 100g dừa nạo (tùy thích có thể dùng dừa nạo dạng vụn hay sợi)- 50g lạc rang, vừng rang- Dầu ăn, hành lá- Ít lá cẩm tươi hoặc bột lá cẩm (tìm mua ở quầy bán gia vị, đồ khô ở chợ)- Khoảng 10 - 15 bánh tráng gói xôi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.