Có phải ăn kiêng khi hóa trị ung thư?

Tôi bị ung thư vú giai đoạn 1. Tôi nghe nói nếu thực hiện chế độ ăn kiêng, không ăn thịt đỏ như bò, lợn... sẽ giúp quá trình hoá trị hiệu quả hơn, điều này có đúng không? Tôi nên ăn uống thế nào để có sức khoẻ tốt nhất?
Nguyễn Minh Hằng   (Thái Nguyên)

 
Có hơn 50 loại thuốc hóa chất hoặc các chế phẩm sinh học dùng cho hóa trị. Chính vì vậy, khi bệnh nhân đang hóa trị thì cần quan tâm đến chế độ ăn uống để nâng cao sức khỏe, đáp ứng điều trị. Một số người cho rằng ăn uống bồi dưỡng nhiều sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn. Đây là quan điểm sai lầm. Người bệnh nếu ăn kiêng quá mức sẽ gây thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém, càng khó khăn cho hóa trị. Chưa có bằng chứng nào cho thấy nhịn ăn hay sử dụng các phương pháp ăn kiêng có thể giúp cho hóa trị tốt hơn.
Nên ăn uống với lượng thức ăn vừa phải vào các buổi ăn chính ngày hóa trị. Không ăn thức ăn xào rán hay nhiều dầu mỡ. Ăn nhẹ giữa buổi trong khi chờ hóa trị và buổi tối trước khi đi ngủ.
2 - 3 ngày sau hóa trị, nên uống thuốc trong bữa ăn, trừ khi được dặn dò đặc biệt (nếu thuốc uống khi đói). Uống nước trái cây trong lúc ăn, chứ không nên uống trước ăn.
Tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ hay  xào, thức ăn cay gây khó tiêu, thức ăn có mùi khó ngửi, không uống rượu bia…
Nên chọn những thức ăn dễ tiêu như bánh mỳ, thịt gà không da (luộc, hấp), cá đã chế biến, trái cây và rau mềm, không mùi vị kích thích (táo, đào...), sữa chua, nước hoa quả.
Không nên ăn kiêng các thức ăn mà trước đây người bệnh từng ăn được (thịt bò, lợn, gà, cá… đều có thể ăn được).
Dù cần ăn uống đầy đủ chất để hồi phục sức khỏe tuy nhiên bệnh nhân cũng nên giữ cân nặng ở mức bình thường, không tăng hay giảm cân quá mức.

Tác dụng phụ xạ trị và hoá trị?

Xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư cổ tử cung có thể gây ra những tác dụng phụ nào? Có nghiêm trọng không?

 
Bác sĩ trả lời:

Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi. Ung thư cổ tử cung được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và xạ trị. Đôi khi trong một số các trường hợp các bác sĩ phải dùng phương pháp điều trị kết hợp xạ trị và hóa trị đồng thời để tăng thêm hiệu quả điều trị. Trong thời gian điều trị người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như :
- Mệt mỏi vì phải di chuyển hằng ngày đến bệnh viện.
- Đau vùng bụng dưới, tiểu rát buốt, tiêu phân lỏng hoặc tiêu chảy... Những tác dụng phụ này liên quan việc xạ trị vào vùng chậu.
- Buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.... Những tác dụng phụ này liên quan đến việc hóa trị.
Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ tùy thuộc cơ địa bệnh nhân, giai đoạn bệnh, thể tích và liều lượng xạ trị, sự dung nạp điều trị, v.v.... Những tác dụng phụ này thường chỉ có tính tạm thời và sẽ mất đi trong một thời gian ngắn sau khi kết thúc điều trị. Trong đa số trường hợp, nếu trước khi điều trị người bệnh được tư vấn kỹ về các phương pháp điều trị cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra, thường người bệnh chấp nhận dễ dàng việc điều trị và có cảm giác dễ chịu hơn.

Trong giai đoạn này người bệnh nên sớm thông báo cho bác sĩ điều trị về những tác dụng phụ đã xảy ra đối với mình. Khi đó bác sĩ điều trị sẽ có hướng dẫn cần thiết và những biện pháp xử lý thích hợp. Nếu được phát hiện và xử lý sớm, các tác dụng phụ sẽ được hạn chế ở mức độ thấp nhất và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Nhờ đó, việc điều trị không gặp trở ngại và cho kết quả tốt hơn.

Chơi dưới đường, bé 3 tuổi bị xe cán chết

(Kiến Thức) - Đang ngồi làm việc trong nhà, nghe tiếng động mạnh, người mẹ trẻ nhìn ra thì bàng hoàng ngã quỵ khi thấy con gái nhỏ của mình chết thảm dưới gầm xe tải.

Sáng nay 18/8, sau khi được cơ quan Công an bàn giao, vợ chồng anh chị Phạm Quý Sơn đã đưa thi thể con gái mình là cháu Phạm Thị Lành (gần 3 tuổi) về quê ở tỉnh Quảng Trị an táng.

Vụ tai nạn xảy ra vào chiều ngày 17/8 tại hẻm 36, đường số 13, KP.8, P. Bình Hưng Hoà, Q. Bình Tân, TP.HCM.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.