Cô nàng 28 tuổi buộc phải nhổ cả hàm răng trên vì thói quen răng miệng ai cũng mắc phải

Trước đó, Tiểu Minh bị rụng mất một chiếc răng, nhưng khi đến bệnh viện, bác sĩ thông báo cô phải nhổ cả hàm răng trên. Nguyên nhân là do cô chủ quan trong vấn đề vệ sinh răng miệng.

Theo CNBB, từ 6 năm trước, Tiểu Minh đến từ Chiết Giang, Trung Quốc đã nhận thấy răng của mình không tốt, nhiều cái bị lung lay. Trong suốt khoảng thời gian này, cô gần như chỉ dám ăn cháo, húp canh trong mỗi bữa ăn chứ không dám nhai thịt. Khi có người khuyên cô ăn thêm, tì Tiểu Minh chỉ biết cười trừ nói rằng đang ăn kiêng.

Cô nàng 28 tuổi chia sẻ: "Tôi cứ nghĩ rằng răng lung lay thì cứ để nó lung lay thôi, chỉ cần không ảnh hưởng đến ngoại hình, sẵn tiện tôi cũng đang muốn ăn kiêng". Thế rồi, một buổi sáng khi đánh răng, một chiếc răng cửa của cô bị rụng. Tiểu Minh đến bệnh viện và chỉ nghĩ đơn giản là chỉ việc trồng lại cái răng đó là xong.

Co nang 28 tuoi buoc phai nho ca ham rang tren vi thoi quen rang mieng ai cung mac phai

Ảnh chụp X-quang của cô cho thấy chân răng đã quá lỏng lẻo. (Ảnh: Sohu)

Ngờ đâu, sau khi thăm khám, các bác sĩ đưa ra yêu cầu Tiểu Minh phải nhổ cả hàm răng trên và trồng lại toàn bộ bằng răng giả. Nguyên nhân đến từ việc cô bị viêm nha chu quá lâu, nhưng không điều trị kịp thời khiến răng dần lỏng lẻo, mât đi chức năng nhai.

Tuy Tiểu Minh đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày, nhưng từng đó chỉ giúp làm sạch 70% vi khuẩn trong khoang miệng. Đây cũng là thói quen mà nhiều người mắc phải, đó là không sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi vi khuẩn trong kẽ răng.

Theo bác sĩ Li Zhi, người điều trị của Tiểu Minh, thực tế viêm nha chu là bệnh răng miệng mà ai cũng mắc phải. Dấu hiệu nhận biết đó là chảy máu khi đánh răng, nướu sưng tấy,... nếu điều trị kịp thời sẽ không vấn đề gì nghiêm trọng.

Ngược lại, để lâu, viêm nha chu có thể lan ra toàn miệng đồng thời gây viêm nhiễm. Nó cũng có thể xâm nhập từ nướu trên bề mặt ăn vào trong xương răng và phá hủy chân răng.

Qua trường hợp của Tiểu Minh, bác sĩ khuyên mọi người nên chú ý, bải vệ răng miệng cẩn thận hơn.

Mắc ung thư miệng vì sai lầm khi đánh răng

Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng hiện vẫn rất cao do nhiều người thực hành vệ sinh răng miệng chưa đúng; cách đánh răng chưa chuẩn; chưa ý thức được nhiều loại đường có thể gây sâu răng dù thức ăn không ngọt. 


TTND.TS.BS. Ngô Đồng Khanh, Phó Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam; Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt TP HCM cho biết: "Mặc dù chúng ta nỗ lực rất nhiều trong các chương trình nha khoa dự phòng, nha khoa cộng đồng, nha khoa can thiệp, nha học đường... nhưng tỉ lệ bệnh sâu răng và nha chu ở Việt Nam cũng còn rất cao, đặc biệt nhất là ở trẻ em và người cao tuổi".

Răng miệng “dở chứng” thế này, đến nha sĩ ngay!

(Kiến Thức) - Bỗng dưng thấy răng đau nhức khi nhai, phát hiện răng bị ố vàng hay có răng bị lung lay…là những dấu hiệu cho thấy vấn đề sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề và bạn nên khám nha sĩ ngay, theo Prevention.

Răng đau nhức

Đau một hoặc nhiều chiếc răng khi nhai có thể là dấu hiệu bạn đang bị sâu răng, theo chuyên gia răng miệng Sally Cram ở Washington (Mỹ).

"Có một loại vi khuẩn đặc biệt lấy đường từ thực phẩm và biến thành axit, gây ra sâu răng hoặc khiến răng bị thủng lỗ", bác sĩ Sally Cram nói. Và khi những lỗ thủng này càng sâu thêm thì sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm và gây sâu răng.

Bác sĩ Sally lưu ý thêm rằng nếu cơn đau trên chỉ xảy ra một lần rồi hết trong thời gian ngắn và chỉ giới hạn ở một điểm nào đó thì không có gì phải lo lắng cả. 

Rang mieng “do chung” the nay, den nha si ngay!
 
Nếu răng bạn bị nhức hay nhói đau một đến hai ngày thì chưa sao, nhưng nếu kéo dài hơn một tuần thì rất có thể là vấn đề sức khỏe răng miệng do bạn hay nghiến răng.
Còn nếu răng đau kèm theo sưng nướu thì có thể bạn bị nhiễm trùng chân răng. Bạn nên đến nha sĩ khám sớm để biết chính xác tình trạng đau để còn điều trị kịp thời.
Răng ố vàng
Răng ố vàng không phải là dấu hiệu bệnh răng miệng nghiêm trọng. Hiện tượng này chỉ cho thấy bạn dùng nhiều cà phê, trà, rượu hay các đồ uống dễ ám màu. Bạn chỉ cần chăm sóc răng miệng kỹ với kem đánh răng giúp làm trắng hoặc một lần ghé qua nha sĩ là giải quyết được vấn đề ngay.
"Tuy nhiên, bạn nhớ súc miệng lại bằng nước sau khi dùng trà, cà phê, rượu vang... để răng khỏi bị ố vàng", bác sĩ Worth khuyên.
Răng đột ngột lung lay hoặc nghiêng lệch
Nếu đầu chưa bạc mà răng đã vội long và nghiêng ngả hay thậm chí muốn rụng hoàn toàn thì chắc không cần đến nha sĩ, bạn cũng biết rõ tình hình trở nên nghiêm trọng rồi. "Đây là hậu quả của bệnh nha chu, gây mất xương xung quanh răng và hàm", bác sĩ Sally cho biết.
Rang mieng “do chung” the nay, den nha si ngay!-Hinh-2
 
Nếu bạn không vệ sinh răng miệng phù hợp (bao gồm đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, chăm sóc răng miệng ở nha khoa 2 lần/năm), mảng bám sẽ hình thành và cứng lại thành cao răng. Cao răng ăn sâu vào nướu, thậm chí vào xương nếu chúng không được làm sạch kịp thời. Nếu phát hiện răng bị long đột ngột, bạn hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Nướu sưng đỏ hay chảy máu
Đó có thể là do hiện tượng kích ứng thường gặp trong thai kỳ hoặc do thay đổi hormone. Hoặc cũng có thể nướu răng bị tình trạng tích tụ vi khuẩn. 
Rang mieng “do chung” the nay, den nha si ngay!-Hinh-3
 

Nếu bạn chăm chỉ đánh răng, dùng chỉ nha khoa và thấy nướu hết đau nhức trong một hai ngày thì không có gì nghiêm trọng, Pia Lieb, một nha sĩ thẩm mỹ ở New York (Mỹ) cho biết. Song, nếu tình trạng đau nướu hay chảy máu kéo dài hơn một tuần thì đó có thể là một dấu hiệu khác của bệnh viêm nha chu. Lúc này, bạn đi gặp bác sĩ ngay là tốt nhất.

Vết loét trong miệng

Vết loét miệng gây đau nhức có thể là dấu hiệu cho thấy bạn ăn quá nhiều cam, quýt hay đồ cay nóng, theo bác sĩ Worth. Nếu tình trạng này kéo dài chỉ 2 hoặc 3 ngày thì không sao. Còn khi vết loét kéo dài thì có lẽ bạn đang thiếu vitamin A nghiêm trọng. Hãy tích cực ăn cà rốt, rau bina... Nếu tình hình không cải thiện thì bạn nên gặp bác sĩ sớm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.