Chuyên gia hướng dẫn cách sơ cứu vết thương cứa cổ

(Kiến Thức) - Chiều ngày 26/9 Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai Dương Đức Hùng đã hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu khi bị cắt vào cổ để cứu người bị nạn.

Gần đây liên tiếp xảy ra 2 vụ tôn cứa đứt cổ gây tử vong cho một phụ nữ 66 tuổi và một cháu bé 9 tuổi ở Hà Nội rất thương tâm. Để cung cấp thêm kiến thức và giúp cộng đồng, chiều 26/9, bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Bệnh viện Bạch Mai - Dương Đức Hùng đã có những hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu khi bị cắt vào cổ ngay tại chỗ trước khi đưa người bị nạn tới bệnh viện cấp cứu
Theo chia sẻ của Bác sĩ Dương Đức Hùng, những trường hợp bị đứt mạch máu ở tay, khủy tay và cổ là dễ dẫn đến mất máu cấp và tử vong rất nhanh. chính vì thế sơ cứu cầm máu tại chỗ đúng cách thì cơ hội cứu sống người bị nạn sẽ cao hơn.
Chuyen gia huong dan cach so cuu vet thuong cua co
 Cách cầm máu tại chỗ sơ cứu nạn nhân bị cắt vào cổ gây mất máu. 
Để sơ cứu tại chỗ cho những người bị nạn do bị cắt vào cổ như hai trường hợp bị tấm nhôm cứa không quá phức tạp. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những vật dụng như bút bi, cành cây, nẹp tre, thước kẻ, áo đều có thể sử dụng để cố định vết thương tạm thời giúp cầm máu trước khi đưa tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất cấp cứu.
Đầu tiên để cầm máu, bạn phải ép vết cắt vào để nó thắng được áp lực dòng máu thì nó sẽ ngừng chảy.
Với vết thương bị cắt ở cổ, đầu tiên bạn phải dùng tay ép vào vết cắt trên cổ nạn nhân. Ngay sau đó lấy một chiếc áo, hoặc khăn gấp lại đặt lên vết thương để ép giữ lại.
Bước tiếp theo bạn cần làm là lấy một chiếc que, thước hoặc bất cứ một dụng cụ khác như cành cây... đặt dọc cổ phía đối diện vết thương và dùng một mảnh áo hoặc khăn khác quấn quanh cổ để giữ miệng vết thương giúp máu ngừng chảy hoặc chảy chậm lại.
Trong trường hợp bạn không thể tìm được dụng cụ que, thước... nào để nẹp bạn có thể dùng chính tay đối diện vết thương của người bị nạn đưa ngược lên đầu lại dụng cụ để nẹp và băng giữ vết thương ở cổ để cầm máu.
Cuối cùng bạn cũng có thể băng ép vết thương ở cổ bằng cách dùng dây băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân rồi buộc lại để cố định vị trí băng ép. Sau khi bạn sơ cứu cầm máu tại chỗ xong mới đưa người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất đừng phân biệt tuyến cơ sở tuyến trung ương.
Bác sĩ Hùng cho biết thêm: "Việc sơ cứu cấp cứu cho những người bị nạn chảy máu phải làm càng nhanh càng tốt thì cơ hội cứu sống nạn nhân sẽ cao hơn. Bạn cũng không nên cuống hay hốt hoảng khi tiến hành sơ cứu".
Mời các bạn xem video clip: Hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật.

Nhìn lại thảm kịch máy bay khủng khiếp nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Điều "giật mình" là vụ tai nạn máy bay làm gần 600 người chết này gắn với con số 7, như loại máy bay Boeing 747, ngày tai nạn là 27/3/1977.

Nhin lai tham kich may bay khung khiep nhat lich su
 Thảm họa sân bay Tenerife Norte xảy ra vào ngày 27/3/1977, một thảm kịch khủng khiếp đã xảy ra tại sân bay Los Rodeos (nay là sân bay Tenerife Norte) trên hòn đảo Tenerife của Tây Ban Nha, khi hai máy bay chở khách đâm vào nhau và nổ tung trên đường băng. 

Ảnh độc: Khi những “cỗ máy chiến tranh” bị đánh gục

(Kiến Thức) - Những “cỗ máy chiến tranh” này từng là nỗi kinh hoàng trong các cuộc chiến, nhưng số phận của chúng cũng vô cùng bi thương khi bị đánh gục. 
 

Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc
Hình ảnh chiến B-24 ném bom đang bốc cháy. Sau khi "cỗ máy chiến tranh" này ném bom tại Naples, trong hành trình quay về vào ban đêm do mất phương hướng, nó đã bay qua khu căn cứ của mình tại Libya. Phi hành đoàn đã kịp nhảy dù thoát ra ngoài, chiếc máy bay tự lao đi thêm khoảng 16 dặm thị rơi xuống. Nhưng đáng tiếc thành viên trong tổ bay cũng đã phải bỏ xác trên sa mạc trên hành trình tìm đường trở về.  
Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-2
Mặc dù chiếc máy bay không người lái với tư thế hạ cánh rất đẹp, nhưng phải đến 15 năm sau nó mới được phát hiện ra khi chỉ còn là một đống đổ nát. 
Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-3
Những phần còn sót lại của thi thể 8 người trong tổ bay 9 người được tìm thấy bên cạnh xác một cỗ máy bay chiến đấu

Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-4
 Một máy bay ném bom B-17 của Mỹ mang trên mình đầy thương tích khi trở về căn cứ. Trước đó nó đã bị một máy bay chiến đấu Me-109 của Đức tấn công tơi tả.
Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-5
 Một máy bay ném bom của Nhật bị trúng đán đang chìm dần trên biển Tulagi vào tháng 8/1942.
Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-6
 Một chiếc F-6F-3 của hải quân Mỹ đã gặp nạn khi hạ cánh xuống chiến hạm "Endeavour" vào năm 1943. Vào thời điểm đó nó vừa trở về từ quần đảo Gilbert, may mắn phi công đã thoát được ra ngoài.
Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-7
 Xác một máy bay do thám B-29 cải trang của không quân Mỹ, tháng 11/1950 nó bị trúng đạn từ một chiến máy bay chiến đấu Mig của Liên Xô và bị rơi khi hạ cánh xuống căn cứ không quân của Nhật Bản.  
Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-8
 Một chiến cơ mang tên "Rắn độc biển" của không quân hoàng gia Anh đã bị trúng pháo trong chiến tranh Suez năm 1956.
Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-9
 Đống đổ nát của xác một chiếc  "Albatross" D-3 của quân đội Đức.
Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-10
 Một chiếc máy bay của Nhật bị bắn rơi khi tấn công căn cứ của hải quân Mỹ tại quần đảo Mariana.

Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-11
 Tháng 7/1970 một chiếc Douglas A-4E "Skyhawk" đã thất bại khi hạ cánh xuống tàu sân bay, may mắn phi công đã kịp thoát ra ngoài. 

Anh doc: Khi nhung “co may chien tranh” bi danh guc-Hinh-12
Hình ảnh một chiến đấu cơ Mig-29 "Fulcrum" bị quân đội Nato bắn rơi tại chiến trường Bosnia-Herzegovina vào ngày 27/3/1999. Trong ảnh là đội điều tra của Mỹ đang tiến hành điều tra tại hiện trường đổ nát nơi máy bay rơi.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.