Chuột túi nổi tiếng vì đô con lực lưỡng dị thường

Vẻ ngoài dị thường của chuột túi cơ bắp lực lưỡng khiến cư dân mạng rất thích thú.

Một chuột túi cơ bắp lực lưỡng vừa được phát hiện ngâm mình dưới một dòng sông ở Tây Úc.
Chuot tui noi tieng vi do con luc luong di thuong
Chuột túi lực lưỡng được phát hiện ở sông Margaret. 
Con vật khổng lồ được nhìn thấy ở sông Margaret. Nó có vẻ mặt đầy thách thức khi đứng ở vùng nước cao đến eo, nhìn thẳng vào máy ảnh. Điều đặc biệt là cơ tay và ngực của nó phồng lên rất lực lưỡng.
Hình ảnh chụp con vật dị thường được đăng trên Facebook hôm 11.10 và nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt thích và chia sẻ.
Hơn 600 người đã bình luận về vẻ ngoài kỳ lạ của chuột túi, với nhiều người thể hiện sự ngưỡng mộ hình thể của nó.
“Wow, quả là một chuột túi mạnh mẽ. Hãy nhìn vào móng của nó. Bạn đã thấy con chuột túi nào to như vậy chưa?”, một người viết trên mạng xã hội.
Trong khi đó, những người khác cảm thấy lo lắng trước dáng vẻ khó chịu của chuột túi – con vật dường như đang tắm thì bị làm phiền.
Chuot tui noi tieng vi do con luc luong di thuong-Hinh-2
Điều đặc biệt là cơ tay và ngực của nó phồng lên rất lực lưỡng. 
Một người khác tự đặt mình vào vị trí của chuột túi, viết: "Bạn có ổn không con người! Tôi đang tắm ở đây mà”.
Những người khác đoán là con chuột túi bị chó của người chụp ảnh đuổi xuống sông. Trong khi đó, có người viết rằng đây là chiến thuật của chuột túi để nhử chó xuống nước.

Độc nhất vô nhị loài “chuột túi biết bay” của Việt Nam

(Kiến Thức)  - Thật bất ngờ khi biết VN cũng có một loài thú có túi, giống như các loài chuột túi nổi tiếng Kangaroo của Australia. Hơn thế, chúng còn biết bay…

Chồn bay (Cynocephalus variegatus) rất xứng đáng để đứng đầu bảng trong danh sách các loài thú lạ lùng ở Việt Nam.
 Chồn bay (Cynocephalus variegatus) rất xứng đáng để đứng đầu bảng trong danh sách các loài thú lạ lùng ở Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của chúng là có “cánh”, cấu tạo bằng màng da nối từ cổ với chi trước, chi sau tới hết các ngón chân và bao phủ tới đầu mút đuôi.
 Đặc điểm nổi bật của chúng là có “cánh”, cấu tạo bằng màng da nối từ cổ với chi trước, chi sau tới hết các ngón chân và bao phủ tới đầu mút đuôi.

Chồn bay trên thực tế không bay được mà chỉ lượn và chuyền giữa các thân cây với khoảng cách khá xa với “cánh” của mình.
 Chồn bay trên thực tế không bay được mà chỉ lượn và chuyền giữa các thân cây với khoảng cách khá xa với “cánh” của mình.

Chúng chủ yêu lượn từ trên cao xuống thấp nên vậy mỗi lần chuyền từ cây này qua cây khác phải leo lên vị trí cao nhất của thân cây để “bay”.
 Chúng chủ yêu lượn từ trên cao xuống thấp nên vậy mỗi lần chuyền từ cây này qua cây khác phải leo lên vị trí cao nhất của thân cây để “bay”.

Trong bóng đêm, chồn bay nhận biết điểm đậu trên thân cây rừng rất chính xác. Thậm chí, chúng có thể bay với một con con bám trên mình.
 Trong bóng đêm, chồn bay nhận biết điểm đậu trên thân cây rừng rất chính xác. Thậm chí, chúng có thể bay với một con con bám trên mình.

Ngoài khả năng bay, điểm độc đáo thứ hai của chồn bay là con sơ sinh rất yếu và được nuôi trong một chiếc túi làm bằng màng da ở phần bụng dưới.
 Ngoài khả năng bay, điểm độc đáo thứ hai của chồn bay là con sơ sinh rất yếu và được nuôi trong một chiếc túi làm bằng màng da ở phần bụng dưới.

Con non sẽ sống trong chiếc túi mềm và ấm cho đến khi tự lập. Đặc điểm này rất giống với các loài thú có túi ở Australia, mặc dù chồn bay được coi là một loài thú có vú hoàn chỉnh.
 Con non sẽ sống trong chiếc túi mềm và ấm cho đến khi tự lập. Đặc điểm này rất giống với các loài thú có túi ở Australia, mặc dù chồn bay được coi là một loài thú có vú hoàn chỉnh.

Được gọi là “chồn” nhưng chúng không có liên hệ gì với các loài chồn thông thường. Chúng thuộc một họ động vật duy nhất và cũng gồm một loài duy nhất phân bố ở Việt Nam.
 Được gọi là “chồn” nhưng chúng không có liên hệ gì với các loài chồn thông thường. Chúng thuộc một họ động vật duy nhất và cũng gồm một loài duy nhất phân bố ở Việt Nam.

Các nghiên cứu cho thấy chồn bay là họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của linh trưởng (gồm các loài vượn, khỉ…), đã rẽ nhánh ra khỏi nhau khoảng 86 triệu năm trước.
 Các nghiên cứu cho thấy chồn bay là họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của linh trưởng (gồm các loài vượn, khỉ…), đã rẽ nhánh ra khỏi nhau khoảng 86 triệu năm trước.

Chiều dài thân của chồn bay là khoảng 34–38 cm. Đuôi của nó dài khoảng 24–25 cm và cân nặng 0,9-1,3 kg.
 Chiều dài thân của chồn bay là khoảng 34–38 cm. Đuôi của nó dài khoảng 24–25 cm và cân nặng 0,9-1,3 kg.

Chúng là loài động vật hoạt động vào ban đêm. Thức ăn là quả cây rừng, trứng chim và chim non.
 Chúng là loài động vật hoạt động vào ban đêm. Thức ăn là quả cây rừng, trứng chim và chim non.

Làm tổ trong các bọng cây cao 20 - 50m, chồn bay hầu như không bao giờ xuống mặt đất.
 Làm tổ trong các bọng cây cao 20 - 50m, chồn bay hầu như không bao giờ xuống mặt đất.

Chúng luôn bám vào thân cây với bộ móng sắc nhọn. Khi không bay, loài thú này di chuyển khá chậm chạp bằng các chi.
 Chúng luôn bám vào thân cây với bộ móng sắc nhọn. Khi không bay, loài thú này di chuyển khá chậm chạp bằng các chi.

Ở Việt Nam, chồn bay phân bổ rải rác tại các khu rừng ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh.
 Ở Việt Nam, chồn bay phân bổ rải rác tại các khu rừng ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh.

Đây là một loài thú rất quý hiếm, đã được đưa vào Sách đỏ Thế giới. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng là một loài động vật đang nằm trong tình trạng nguy cấp.
 Đây là một loài thú rất quý hiếm, đã được đưa vào Sách đỏ Thế giới. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng là một loài động vật đang nằm trong tình trạng nguy cấp.

Trong 10 năm gần đây, ít nhất 50% quần thể chồn bay đã biến mất do chặt phá rừng làm mất nơi cư trú của chúng. Việc săn bắn để lấy thịt cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài động vật này. Ảnh: Internet.
 Trong 10 năm gần đây, ít nhất 50% quần thể chồn bay đã biến mất do chặt phá rừng làm mất nơi cư trú của chúng. Việc săn bắn để lấy thịt cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài động vật này. Ảnh: Internet.

Xót lòng chuột túi Wallaby con lao vào túi mẹ đã chết

(Kiến Thức) - Không nhận ra là chuột túi mẹ vừa qua đời vì tai nạn, chuột túi wallaby con vẫn rúc vào túi mẹ tìm hơi ấm quen thuộc.

Xot long chuot tui Wallaby con lao vao tui me da chet
 Cảnh tượng đau lòng về một cô chuột túi wallaby con đang tuyệt vọng tìm cách chui vào túi của mẹ được Chris Rishworth, một cư dân tại đảo Magnetic, ở phía bắc Queensland bắt gặp và chụp lại. Sau đó, Chris chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.