Lý do không thấy các ngôi sao trong ảnh chụp Mặt Trăng

Khi nhìn vào những bức ảnh chụp các phi hành gia NASA trên Mặt Trăng, mọi người nhận thấy không bức hình nào có các ngôi sao. Nguyên do là vì họ hạ cánh vào ban ngày và không chủ định chụp sao.

Trong hầu hết các sứ mệnh Apollo, các phi hành gia đều không gửi bất cứ hình ảnh nào về các ngôi sao từ bề mặt Mặt Trăng. Một phần lý do là mọi phi hành gia NASA đều hạ cánh vào ban ngày trên Mặt Trăng. Lúc đó, trời quá sáng để thấy sao bằng mắt thường nếu không có sự hỗ trợ của thiết bị quang học.
"Chúng tôi chưa bao giờ thấy được các ngôi sao từ bề mặt Mặt Trăng hoặc từ nửa sáng của Mặt Trăng bằng mắt thường mà không nhìn qua thiết bị quang học", phi hành gia Mỹ Neil Armstrong cho biết trong một cuộc họp báo. Phi hành gia Buzz Aldrin cũng đồng tình với ý kiến của Armstrong: "Tôi không nhớ từng nhìn thấy bất kỳ ngôi sao nào".
Ly do khong thay cac ngoi sao trong anh chup Mat Trang
Phi hành gia Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt Trăng và không có ngôi sao nào ở phía sau. Ảnh: NASA. 
Các phi hành gia NASA của chương trình Apollo chủ yếu chụp ảnh bề mặt Mặt Trăng và khi họ đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng. Họ sử dụng tốc độ màn trập nhanh và khẩu độ nhỏ để chụp bề mặt được chiếu sáng và chính họ. Kết quả là không có ngôi sao nào xuất hiện ở phía sau, giống như mọi người không thấy ngôi sao nào trong những bức ảnh chụp bản thân trên Trái Đất.
Ngoại lệ duy nhất là nhiệm vụ Apollo 16. Khi đó, các phi hành đoàn mang theo Camera/Máy quang phổ cực tím xa.
"Kính viễn vọng trên Mặt Trăng đã nghiên cứu nhiều cụm sao cũng như tinh vân - những đám mây khí bụi nơi những ngôi sao mới hình thành", chuyên gia Tricia Talbert của NASA lý giải.
Chuyên gia Talbert cho biết thêm các phi hành gia cũng đã hướng kính viễn vọng về phía Đám Mây Magellan Lớn - thiên hà nhỏ quay quanh dải Ngân Hà. Nó được gọi là Camera/Máy quang phổ vì có hai chế độ hoạt động: "Ảnh trực tiếp" - hình ảnh chụp giống như từ camera thông thường và "Quang phổ" - một cách chia tách ánh sáng để tìm kiếm dấu vết của nguyên tử và phân tử trong các vật thể thiên văn.
Thông qua kính thiên văn đầu tiên trên Mặt Trăng này, phi hành đoàn Apollo 16 đã chụp được những ngôi sao và cả Trái Đất từ bề mặt Mặt Trăng.
Trong khi các phi hành gia đầu tiên hạ cánh trên Mặt Trăng không nhìn rõ các vì sao, Michael Collins ngồi một mình trong mô-đun chỉ huy và trôi dạt phía sau mặt tối của Mặt Trăng. Nhờ đó, ông có thể nhìn thấy những ngôi sao ở bên ngoài.

Mời độc giả xem video: Hình ảnh tàu Luna-25 vừa được Nga phóng lên thăm dò Mặt Trăng.

Hé lộ tuổi thật của Mặt Trăng: Lịch sử phải viết lại?

Theo nghiên cứu mới công bố, tuổi của Mặt Trăng là 4,46 tỷ năm thay vì 4,52 tỷ năm như suy đoán trước đây. Thông tin này được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích mẫu đất đá mới lấy từ Mặt Trăng.

He lo tuoi that cua Mat Trang: Lich su phai viet lai?
Các chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu về việc phân tích những mẫu đất đá lấy từ Mặt Trăng trong sứ mệnh Apollo 17 cho thấy tuổi vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất được xác định là 4,46 tỷ năm. 

Vì sao tàu vũ trụ Nhật Bản bất ngờ “sống lại” trên Mặt trăng?

Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản cho biết tàu đổ bộ thông minh điều tra Mặt trăng (SLIM) của Nhật Bản hoạt động trở lại sau hơn 9 ngày cạn năng lượng.

Vi sao tau vu tru Nhat Ban bat ngo “song lai” tren Mat trang?
 Theo thông báo của Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cơ quan này đã thiết lập lại được tín hiệu giao tiếp với tàu đổ bộ thông minh điều tra Mặt trăng (SLIM) vào khuya ngày 28/1.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.