Chữa viêm mũi dị ứng theo Tây y và Đông y

(Kiến Thức) -Thay đổi thời tiết, khói bụi, phấn hoa…là những tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng. 

Viêm mũi dị ứng thường biểu hiện bằng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể kèm ngứa, chảy nước mắt. Đây là bệnh khó trị, thường xuyên tái phát vì liên quan đến dị ứng.
Chũa viem mũi dị úng theo tay y và dong y
Viêm mũi dị ứng có thể phát triển theo mùa hoặc quanh năm. Ảnh minh họa 
Phát bệnh khi nào ?
Thay đổi thời tiết, khói bụi, phấn hoa…là những tác nhân gây bệnh.Người bệnh chỉ khỏi khi không gặp phải những yếu tố này nhưng điều này rất khó vì trong môi trường hiện diện rất nhiều các dị ứng nguyên, nhiều khi không xác định được người bệnh bị dị ứng với chất gì. Bệnh viêm mũi dị ứng chưa có thống kê tại Việt Nam nhưng tại các nước phát triển, tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm từ 17-25%, hay gặp ở người đang đi làm, đi học.
Viêm mũi dị ứng có thể phát triển theo mùa hoặc quanh năm. Ở những người dị ứng với phấn hoa thì vào mùa hoa nở là bệnh phát triển. Ở những người này, ngoài phấn hoa thì nấm mốc cũng là tác nhân khiến bệnh tăng nặng. Với một số người khác, viêm mũi dị ứng xảy ra quanh năm. Chỉ cần hít phải khói bụi, lông động vật là đã hắt hơi liên tục. Tại một số nhà máy, công trường, công xưởng, nơi tập trung nhiều khói, bụi than, bụi sơn, gỗ, bông vải, nhựa…số người bị viêm mũi dị ứng khá cao. Ở những người này có hiện tượng ngứa mũi, ngứa tai, họng, chảy nước mũi, nước mắt, nghẹt mũi, mệt mỏi, nhức đầu…đây là triệu chứng báo hiệu viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên để khẳng định chính xác thì cần xét nghiệm dịch trong mũi và thử một số test đối với kháng nguyên gây dị ứng.
Viêm mũi dị ứng chỉ là bệnh thông thường, không nguy hiểm nhưng đeo đẳng người bệnh đôi khi hết đời. Nhiều người thấy chữa không khỏi đâm nản, mỗi đợt viêm điều trị không triệt để dẫn đến viêm lan sang đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang.
Hướng điều trị hiện đại và cổ truyền
Để chữa viêm mũi dị ứng thường người bệnh được chỉ định thuốc uống, thuốc nhỏ hoặc xịt tại chỗ. Đối với thuốc uống có nhóm kháng histamin trị dị ứng giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, chảy mũi, sổ mũi, chảy nước mắt; Nhóm thuốc uống kháng sinh dùng khi bệnh lý về mũi có liên quan đến nhiễm khuẩn. Thuốc gây co mạch giúp thông mũi, trị nghẹt và nhóm thuốc glucocorticoid chỉ uống khi bị viêm mũi viêm xoang nặng và mạn tính. Đối với thuốc dùng tại chỗ như thuốc co mạch nhỏ mũi giúp thông mũi nhưng không được dùng quá 7 ngày để tránh nhờn thuốc. Nhóm thuốc này không dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây choáng. Đối với thuốc glulcocorticoid dạng xịt có tác dụng tại chỗ tốt nhưng có thể gây khô họng, khô miệng. Với những người bị viêm mũi dị ứng nhiều lần trong một năm thường được khuyên chữa bệnh bằng miễn dịch liệu pháp. Người bệnh được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công cao chỉ với trường hợp dị ứng phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo và thời gian điều trị phải kéo dài nhiều năm.
Viêm mũi dị ứng là bệnh dễ xảy ra với số người mắc bệnh ngày càng lớn, bên cạnh phương pháp chữa trị bằng tây y, Việt Nam ta đã nghiên cứu và phát triển các phương thuốc Đông y phòng chống viêm mũi dị ứng kết hợp viêm xoang hiệu quả. Một trong những phương thuốc nổi tiếng trong lĩnh vực này là Thương nhĩ tử tán của danh y Nghiệm Dung Hòa, người Trung Quốc. Đây là phương thuốc được đánh giá có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang do khí lạnh, sự thay đổi thời tiết thất thường gây nên. Phương thuốc gồm bốn vị : Thương nhĩ tử, Tân di, Bạch chỉ, Bạc hà, có công dụng phát tán phong hàn, trừ phong thấp, giúp thông mũi, giảm tiết dịch mũi, giảm đau mũi, chống phù nề, sưng viêm, làm hết mủ.
Từ phương thuốc này người ta gia giảm hợp lý với Kim ngân hoa, Phòng phong, Hoàng kỳ, Bạch truật tạo thành sản phẩm đặc trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang. Vì là thảo dược nên bệnh nhân có thể dùng lâu dài, không lo nhờn thuốc, lệ thuộc thuốc, đặc biệt còn trị được tận gốc bệnh, tránh cho người bệnh khỏi những biến chứng nặng nề như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan…

Nỗi lo viêm xoang, viêm mũi dị ứng ở dậy thì

(Kiến Thức) -"Tuổi ăn tuổi lớn, con người ta nở nang, con mình thì cứ xanh xao vàng vọt, nghĩ mà xót. 

Chị Hương Lan (40 tuổi, Hà Nội), cho biết: "vào thời điểm giao mùa như thế này những năm trước, con chị lúc nào cũng kè kè gói giấy để xì mũi, xì nhiều đến mức đau đầu, có lúc chảy máu. Đế khi đi học, cháu lại phải nín nhịn vì ngại bạn bè, thầy cô. Nhiều đêm, tắc mũi không thở được, cứ sụt sịt, hắt hơi, xì mũi cả đêm…”, chị Lan kể.

Tân di hoa hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang

(Kiến Thức) - Trong y dược học cổ truyền, nói đến các vị thuốc chữa viêm mũi, viêm xoang không thể không nói đến tân di.

Theo dược học cổ truyền, tân di vị cay, tính ấm, không độc, vào hai đường kinh Phế và Vị, có công dụng trừ phong, tán hàn, thông khiếu, thường được dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh lý mũi xoang...
Cây Tân Di
Cây Tân Di
Đây là một vị thuốc thuộc nhóm tân ôn giải biểu, còn gọi là mộc lan, bạch mộc liên, ngọc lan hoa, ứng xuân hoa, ngọc đường xuân, vọng xuân hoa, khương phác hoa... Thực chất nó là búp hoa của cây tân di, tên khoa học là Magnolialiliflora Desr.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.