Chiếc "nắp bia" trong Bảo tàng Thượng Hải khiến du khách nào cũng thắc mắc

Chủ nhân của chiếc "nắp bia" này lại là một người phụ nữ cổ đại. Thật khó hiểu.

Hai chiếc "nắp bia" trong ngôi mộ cổ

Bảo tàng Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc) có lưu giữ một di tích văn hóa khiến vô số người kinh ngạc, du khách nào lần đầu tiên nhìn thấy vật này cũng sẽ phải thắc mắc. Hình dáng của món đồ này quá giống 1 sản phẩm của nền văn minh hiện đại – đó là chiếc "nắp bia". Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Điều này bắt đầu từ một cuộc khai quật khảo cổ học cách đây hơn chục năm. Lúc đó khu vực quận Gia Định, thành phố Thượng Hải đang triển khai các công trình xây dựng thì vô tình phát hiện ra một ngôi mộ cổ.

Ngay sau khi nhận được tin báo, đội chuyên gia cũng ngay lập tức có mặt. Bước đầu khảo sát dựa trên quy cách và thông số kỹ thuật của lăng, họ xác định đây là lăng mộ của 1 cặp vợ chồng quan chức bậc trung thời nhà Minh.

Chiec

Khu vực khai quật ngôi mộ. Hình ảnh: Haokan.baidu

Thông thường, trong một ngôi mộ nhỏ như thế này sẽ chẳng có phát hiện khảo cổ nào có giá trị, song người ta lại bất ngờ tìm thấy hai chiếc "nắp bia" đặt trong quan tài của vợ chủ mộ.

Khi được phát hiện, cặp "nắp bia" này đã hoen gỉ nhưng không bị hư hại, các rãnh khía gấp trên mép vẫn còn rất rõ. Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể tìm thấy một sản phẩm công nghiệp hiện đại như chiếc nắp bia trong ngôi mộ cổ thời nhà Minh? Phải chăng chủ mộ đã xuyên không mang bia về chôn? 

Chiếc "nắp bia" trong Bảo tàng Thượng Hải khiến du khách nào cũng thắc mắc ảnh 2

Nắp bia thời hiện đại. Hình ảnh: Pinterest

Ban đầu, các chuyên gia đã nghi ngờ vật này là do những tên mộ tặc để lại trong quá trình trộm cắp bảo vật. Nhưng phỏng đoán này nhanh chóng bị bác bỏ, bởi ngôi mộ cổ này chưa hề bị những kẻ trộm mộ viếng thăm nên không có khả năng do người hiện đại để lại.

Hơn nữa, có một sự khác biệt lớn giữa nắp bia này và nắp bia hiện đại, tuy có bề ngoài rất giống nhau nhưng phần đáy của nắp bia hiện đại có một miếng đệm còn ở cặp nắp bia này thì không.

Sau khi nghiên cứu kĩ càng, các chuyên gia khẳng định: Di vật kỳ lạ này là thuộc về những người phụ nữ cổ đại.

Hộp ngân hương

Tìm kiếm kỹ trong quan tài, các chuyên gia còn phát hiện 1 mẩu gỗ trầm hương nhỏ đã chuyển sang màu đen gần vị trí của cặp "nắp bia".Bên trên di tích văn hóa có một chữ "香" (nghĩa là "hương thơm"), chất liệu của cặp "nắp bia" được xác định là bạc.Đến đây các chuyên gia cuối cùng cũng có câu trả lời cho di vật kỳ lạ này.

Chúng chính là chiếc hộp được phụ nữ thời nhà Minh sử dụng để đựng hương liệu làm thơm cơ thể, có thể hiểu như chiếc hộp đựng nước hoa ngày nay.

Chiec

Cặp nắp bia có khắc chữ "香" (hương thơm) trước khi làm sạch. Hình ảnh: Haokan.baidu

Ở thời cổ đại, vật này được gọi là hộp ngân hương. Hai chiếc "nắp bia" tưởng chừng là hoàn toàn độc lập này thực chất là phần đế và phần nắp của hộp ngân hương bằng bạc. Hóa ra thiết kế tương tự như chiếc "nắp bia" thời hiện đại này cho phép hương liệu bên trong tỏa ra qua các rãnh khe hở giữa 2 phần của chiếc hộp.

Như vậy cặp "nắp bia" này quả đúng là di vật văn hóa chứ không hề vô giá trị như suy nghĩ ban đầu của các nhà khảo cổ. Thậm chí hiện nay chúng còn được trưng bày tại một bảo tàng ở thành phố sầm uất như Thượng Hải.

Chiec

Cặp nắp bia sau khi được xử lý hiện đang trưng bày tại Bảo tàng ở Thượng Hải. Hình ảnh: Haokan.baidu

Bởi vì phụ nữ vốn không được coi trọng ở xã hội phong kiến nên những ghi chép về đời sống sinh hoạt của họ cũng vô cùng hiếm hoi. Thế nên phát hiện lần này có ý nghĩa rất lớn, đóng góp không nhỏ đối với việc nghiên cứu về văn hóa sử dụng hương liệu ở Trung Quốc cổ đại và đời sống của phụ nữ thời bấy giờ.  

Bí ẩn mộ cổ người đàn bà 20.000 tuổi trong lều thợ săn

Các bằng chứng khoa học trước đây cho thấy tập tục chôn cất và hỏa táng người chết xuất hiện khoảng 10.000 năm trước ở Trung Đông đã hoàn toàn bị phá vỡ bởi ngôi mộ cổ đặc biệt vừa được khai quật ở Jordan.

Trong bài công bố trên Journal of Anthropological Archaeology, nhóm khảo cổ dẫn đầu bởi tiến sĩ Lisa Maher từ Đại học California ở Berkeley và tiến sĩ Danielle Maccdonald từ Đại học Tulsa ở Oklahoma (Mỹ) khẳng định rằng người đàn bà bí ẩn đã được hỏa táng không trọn vẹn trong một nghi lễ huyền bí nhằm giúp bà giữ được sự kết nối với thế giới người sống ngay khi đã an nghỉ.

Phát hiện ngôi mộ cổ có 22 miếng vàng lá chạm khắc tinh xảo

Các nhà khảo cổ đã khai quật được một sảnh tiệc lớn trong khu mộ cổ tập thể dạng gò đặc trưng của người Viking ở Thuỵ Điển. Đáng chú ý nhất là 22 miếng vàng lá có hình chạm khắc tinh xảo.

Tại địa điểm khảo cố Aska, cách thủ đô Stockholm của Thụy Điển khoảng 36 km, các nhà khảo cổ đã khai quật được một sảnh tiệc lớn trong khu mộ cổ tập thể dạng gò đặc trưng của người Viking, nơi một gia đình hoàng gia được chôn cất qua nhiều thế hệ. Tại sảnh tiệc có thể được sử dụng cho những nghi thức tang lễ, họ tìm thấy vô số báu vật, trong đó đáng chú ý nhất là 22 miếng vàng lá có hình chạm khắc tinh xảo.
Phat hien ngoi mo co co 22 mieng vang la cham khac tinh xao
Cận cảnh các miếng vàng bí ẩn - Ảnh: Academia 

Nói trong bài báo vừa đăng tải trên Academia, giáo sư Martin Rundkvist từ Đại học Lodz (Ba Lan), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết những miếng vàng đã 1.300 năm tuổi, tức có thể được tạo ra từ trước khi xây dựng khu mộ cổ, sau đó mới được đặt xuống sảnh tiệc này. Bản thân khu mộ cổ được sử dụng bởi một gia đình hoàng gia Viking trị vì từ năm 793 sau Công Nguyên đến năm 1066 sau Công Nguyên.

Phat hien ngoi mo co co 22 mieng vang la cham khac tinh xao-Hinh-2
Khu vực khai quật - Ảnh: Academia 

Theo Live Science, một người thợ kim hoàn chuyên nghiệp tên Eddie Herlin đã được giao nhiệm vụ mở các miếng vàng lá bị gấp nát trong khu mộ cổ ra. Sau khi khôi phục nguyên trạng, họ nhận ra tất cả đều có hình những cặp đôi đang ôm nhau.

Phat hien ngoi mo co co 22 mieng vang la cham khac tinh xao-Hinh-3
 Một miếng vàng đã được mở ra, phục hồi hình dạng ban đầu - Ảnh: Academia

Ngoài 22 miếng lớn, họ còn phát hiện 52 mảnh vàng vụn nhỏ khác với tổng trọng lượng 0,75 gram. Tất cả chúng đều được xác định là phần còn lại của một vật tạo tác lớn hơn, cũng mang hình các cặp đôi ôm hôn. Một số lá bạc, vật dụng bằng ngà voi và nhiều đồ tạo tác giá trị khác cũng được thu thập từ khu mộ cổ.

Theo Acient Origins, nhóm nghiên cứu nghiêng về 3 giả thuyết: các cặp đôi trong hình đại diện cho các hoàng tử và công chúa mới kết hôn; hoặc họ là những nam thần và nữ thần, bởi các vị vua Viking vẫn tin rằng mình thuộc dòng dõi thần thánh; hoặc họ là 2 người khổng lồ thần thoại Freyr và Gerdr trong thần thoại Bắc Âu. Sự ôm hôn có thể không chỉ là biểu tượng tình yêu, mà còn nói lên sự ràng buộc về mặt tinh thần. Các miếng vàng lá này có thể được dán vào các cột đỡ mái nhà hay ngai vàng của nhà vua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.