Chiếc máy tính đã đưa con người lần đầu đặt chân lên mặt trăng

Mặc dù có sức mạnh tính toán có thể không bằng chiếc điện thoại bạn đang dùng, chiếc máy tính này thể hiện sự đột phá về mặt công nghệ ở thời điểm nó ra mắt.

Liên bang Xô Viết là người đầu tiên đưa vệ tinh và người đầu tiên lên không gian. Vì thế, khi NASA quyết định sẽ trở thành đơn vị đầu tiên đưa con người đặt chân lên mặt trăng, chiếc máy tính thực hiện nhiệm vụ này, với bộ nhớ chỉ 80 kilobyte, thu hút được rất nhiều sự chú ý.

Với những tiêu chuẩn công nghệ như hiện tại, chiếc Apollo Guidance Computer (AGC) có trọng lượng tới gần 32 kg. Các chương trình được ghi vào trong phần cứng một cách thủ công, mà thời đó gọi là “bộ nhớ dây đồng.”

Thế nhưng, chiếc máy tính này cũng đồng thời là một sự đột phá. Trở lại thời điểm những năm 50 của thế kỉ trước, không có nhiều công nghệ mà NASA có thể phụ thuộc.

“Chính là những công nghệ như thế này đã thúc đẩy được sự ra đời và phát triển của Thung lũng Silicon,” Philip Hattis, hiện đang là nhân viên kĩ thuật của Draper Laboratory (trước đó là MIT Instrumentation Laboratory), chia sẻ.

Là một sinh viên mới tốt nghiệp, ông đã làm việc cùng đội ngũ MIT để phát triển AGC cùng những thách thức khổng lồ. Trong thời đại của những những chiếc máy tính IBM rất lớn, họ cần tạo ra một chiếc máy tính đủ nhỏ để đặt trong tàu vũ trụ với lượng nhiên liệu hạn chế. Ngay cả hiện nay, bạn vẫn phải mất tới 10.000 USD để chuyển khoảng 0,5 kg hàng hoá vào vũ trụ.

Cùng lúc, AGC cũng cần tiêu thụ ít năng lượng nhất có thể. Có thể bạn cũng sẽ bất ngờ khi biết chiếc máy tính này chỉ cần khoảng 70 watt để hoạt động, tương tự một chiếc bóng đèn. Không dừng lại ở đây, nó cũng cần phải đủ bền để chịu được điều kiện khắc nghiệt trong chuyến bay vào vũ trụ.

Xây dựng một chiếc máy tính siêu bền, siêu nhẹ và mang tính đột phá mất rất nhiều thời gian và sức người. Vì thế, khi chiếc AGC hoàn thiện, nhiều công nghệ đi kèm trong nó đã lỗi thời.

Thực tế, trong hành trình Apollo 11, có hai chiếc máy tính được bố trí: một ở phần Command Module nơi những phi hành gia ở trong suốt hành trình và một ở Lunar Module, bộ phận giúp Buzz Aldrin và Neil Armstrong bước xuống bề mặt mặt trăng.

Các phi hành gia sẽ điều khiển chiếc máy tính này thông qua DSKY (viết tắt của “màn hình và bàn phím) mà thực tế là không có gì phức tạp hơn một bàn phím số thông thường. Họ phải nhớ mỗi con số tương ứng với các “danh từ” hoặc “động từ” để tạo ra câu lệnh.

Đây là chiếc máy tính đã đưa con người lần đầu đặt chân lên mặt trăng Ảnh 3

Để dễ hình dung về sức mạnh của AGC, chiếc máy tính này có thể thực hiện khoảng 40.000 lệnh hướng dẫn trong một giây, ít hơn rất nhiều so với con số 10 tỷ của một chiếc máy tính thông thường.

Hiện nay, những chiếc laptop, và thậm chí ngay cả một chiếc bóng đèn cũng có nhiều sức mạnh tính toán hơn so với AGC. Thế nhưng, chiếc máy này hiệu quả và đi trước thời đại là điều không thể phủ nhận. Và nếu như không có chương trình vũ trụ táo bạo này, công nghệ tiêu dùng như chúng ta vẫn biết chưa chắc đã đạt được những bước tiến xa đến vậy.

Bạn sẽ vô cùng ân hận nếu không biết 10 thủ thuật máy tính này

(Kiến Thức) - Để làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, bạn cần biết một số mẹo, thủ thuật sử dụng máy tính cũng như các phím tắt cần thiết dưới đây.

 

Ban se vo cung an han neu khong biet 10 thu thuat may tinh nay
Thay vì phải thao tác chuột đến 2-3 lần, bạn chỉ cần ghi nhớ tổ hợp phím nhanh sau đây để tải ảnh trên mạng về nhanh hơn. Giữ phím Alt và nhấp chuột vào ảnh muốn tải bạn sẽ cải thiện được tốc độ làm việc rất nhiều.

Siêu máy tính Nhật Bản tìm ra 30 loại thuốc có thể chữa COVID-19

(Kiến Thức) - Theo các nhà nghiên cứu, siêu máy tính mạnh nhất thế giới Fugaku mất 10 ngày để phân tích tính toán trên 2.128 loại thuốc có tiềm năng điều trị COVID-19. Trong khi "người anh em" của nó là siêu máy tính K sẽ mất ít nhất một năm để hoàn thành việc này. 

Giáo sư Yasushi Okuno thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản) công bố, ngày 3/7 vừa qua, siêu máy tính Fugaku của nước này đã tìm ra khoảng 30 loại thuốc hiện có khả năng điều trị COVID-19 hiệu quả. 
Bằng cách sử dụng mô phỏng từ siêu máy tính Fugaku, giáo sư Okuno cùng nhóm nghiên cứu nhanh chóng đẩy nhanh được quá trình phân tích 2.128 loại thuốc hiện có, bao gồm thuốc chống ung thư, cảm lạnh thông thường,... để kiểm tra tính kháng SARS-CoV-2. Nhóm nghiên cứu đã xếp hạng khả năng điều trị COVID-19 hiệu quả của các loại thuốc dựa trên thời gian các tác nhân được kết nối với protein từ virus.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.