Chiếc bóng đèn phát sáng trong 120 năm vẫn chưa hỏng

Bóng đèn Centennial Light đã phát sáng từ năm 1901, hiện được treo tại trạm số 6, Sở Cứu hỏa Livermore-Pleasanton ở bang California (Mỹ).

Centennial Light là bóng đèn dây tóc do kỹ sư người Pháp Adolphe Chaillet thiết kế, sản xuất bởi công ty Shelby Electric tại Ohio (Mỹ) vào cuối thập niên 1890.

Năm 1901, Công ty Điện và Ánh sáng Livermore đã tặng bóng đèn cho Sở Cứu hỏa Livermore. Đến nay, Centennial Light phát sáng trong hơn một thế kỷ, trừ những lần bị tắt do mất điện hoặc chuyển đi nơi khác.

Chiec bong den phat sang trong 120 nam van chua hong

Bóng đèn Centennial Light đã phát sáng trong 120 năm. Ảnh: Simplemost.

Centennial Light đã được treo tại ít nhất 4 vị trí. Ban đầu, sở cứu hỏa đặt nó trong một căn nhà chứa vòi chữa cháy, sau đó chuyển đến một nhà xe do sở cảnh sát và cứu hỏa dùng chung tại trung tâm Livermore. Tiếp theo, bóng đèn được mang đến tòa thị chính mới xây của thành phố.

Năm 1937, Centennial Light bị tắt trong một tuần để cải tạo trạm cứu hỏa. Do kết nối trực tiếp với nguồn điện thành phố Livermore, những đợt mất điện cũng khiến Centennial Light bị tắt trong thời gian ngắn.

Đến năm 1976, sở cứu hỏa dời Centennial Light đến trạm số 6, phải tạm ngắt điện để bảo đảm an toàn. Bóng đèn được di chuyển bằng xe cứu hỏa, đặt trong chiếc hộp được thiết kế đặc biệt. Một thợ điện đã có mặt để lắp bóng đèn vào máy phát điện tại trạm cứu hỏa mới. Thời gian bóng đèn bị tắt do di chuyển là 22 phút.

Từ khi đến trạm cứu hỏa mới, Centennial Light tiếp tục hoạt động cho đến nay. Năm 2001, nhiều quan chức Mỹ (gồm Tổng thống George W. Bush) đã gửi thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 100 của bóng đèn.

Ngày 20/5/2013, hình ảnh trực tiếp cho thấy Centennial Light đã tắt. Hôm sau, thợ điện xác nhận lỗi do nguồn điện chứ không phải bóng đèn. Khoảng 9 giờ 45 phút sau khi bị tắt, bóng đèn đã sáng trở lại.

Chiec bong den phat sang trong 120 nam van chua hong-Hinh-2

Bóng đèn được treo tại trạm số 6, Sở Cứu hỏa Livermore-Pleasanton. Ảnh: Niche Museums.

Năm 2015, nhà chức trách địa phương tổ chức tiệc kỷ niệm một triệu giờ phát sáng của Centennial Light. Hiện nay, Ủy ban Bóng đèn Centennial chịu trách nhiệm bảo dưỡng chiếc bóng này, với sự hợp tác của Sở Cứu hỏa Livermore-Pleasanton, Hiệp hội Di sản Livermore, Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore và Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia.

Ban đầu, Centennial Light có thể phát sáng với công suất 30 W (hoặc 60 W). Hiện nay, bóng đèn này chỉ có thể phát ánh sáng như đèn ngủ, công suất 4 W.

Năm 1972, sách kỷ lục Guiness ghi nhận Centennial Light là "bóng đèn bền nhất", vượt qua một bóng đèn tại Fort Worth, Texas. Centennial Light được ghi nhận kỷ lục trong 16 năm tiếp theo. Giai đoạn 1988-2006, bóng đèn này không được liệt kê trong danh sách, trước khi trở lại vào năm 2007.

Nếu quan tâm, bạn có thể xem ảnh chụp bóng đèn được cập nhật 30 giây/lần tại đây. Sở Cứu hỏa Livermore-Pleasanton có kế hoạch bảo dưỡng Centennial Light trong suốt thời gian còn lại, bất kể tuổi thọ của nó kéo dài bao lâu.

Video: Ngôi làng với 12 người có khả năng thắp sáng bóng đèn

Hai anh em sống ở một ngôi làng ở miền Nam Ấn Độ đã trở nên nổi tiếng sau khi cho thấy khả năng tự làm sáng bóng đèn một cách bất thường.

Mời quý độc giả xem video Ngôi làng với 12 người có khả năng thắp sáng bóng đèn:

 

Kỹ thuật nghe lén từ xa nhờ vào rung động bóng đèn

Quan sát những rung động âm thanh xung quanh bóng đèn, các nhà khoa học chứng minh kỹ thuật "lamphone" có thể nghe lén từ cách xa hàng trăm mét.

Các kỹ thuật nghe lén đã phát triển đều đặn qua nhiều năm, từ nghe lén bằng cách hack điện thoại, ghi âm bằng thiết bị ẩn đến sử dụng tia laser để quét âm thanh. Gần đây, xuất hiện một công cụ mới giúp hoạt động gián điệp càng trở nên tinh vi hơn: Nghe lén nhờ phân tích rung động trên bề mặt bóng đèn.

Theo Wired, nhóm các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Ben-Gurion và Viện Khoa học Weizmann, Israel vừa giới thiệu một kỹ thuật mới để nghe lén từ bóng đèn có tên là "lamphone".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.