Chỉ ăn rau luộc để giữ sức khỏe, người phụ nữ trả giá đắt

Tưởng rằng ăn nhiều rau luộc, thịt luộc sẽ khỏe mạnh, trường thọ nào ngờ người phụ nữ mới đây đi kiểm tra mật độ xương thì kết quả cho thấy loãng xương nặng.

Để khỏe mạnh, nhiều người sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhạt đi, ăn nhiều đồ luộc hơn. Thế nhưng cái gì quá cũng không tốt, bác sĩ Trần Chiêu Dung, bác sĩ phục hồi chức năng nổi tiếng người Trung Quốc mới đây đã chia sẻ một trường hợp bị bệnh chỉ vì ăn nhiều rau luộc gây xôn xao dư luận.
Theo bác sĩ Trần Chiêu Dung, nữ bệnh nhân này vì tiền sử gia đình mắc bệnh cao huyết áp nên quyết định ăn rất nhẹ tất cả các loại thực phẩm, kể cả thịt cũng ăn rất ít, có ăn cũng chỉ luộc và dùng gia vị rất nhạt. Vốn tưởng rằng ăn như vậy sẽ khỏe mạnh, trường thọ nào ngờ mới đây người phụ nữ này đi kiểm tra mật độ xương thì kết quả lại cho thấy loãng xương nặng.
Chi an rau luoc de giu suc khoe, nguoi phu nu tra gia dat
 Ảnh minh họa.
Sau khi tìm hiểu căn nguyên, bác sĩ phát hiện do thói quen ăn uống của người bệnh, khi nấu rau, luộc thịt thì chỉ luộc mà một khi luộc lại luộc rất lâu dẫn đến chất dinh dưỡng tan biến, ăn cũng bằng thừa. Như vậy, muốn ăn rau luộc đủ dinh dưỡng, chỉ nên luộc chín tới, không nên luộc quá lâu gây thất thoát các loại vitamin và dưỡng chất.
Bác sĩ Trần Chiêu Dung cho biết thêm, loãng xương có thể nói là một căn bệnh thầm lặng, bởi khi phát hiện ra thường là do gãy xương. Để phòng ngừa bệnh tật, nhiều người đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống nhưng việc điều chỉnh một cách tùy tiện sẽ mang đến tác hại rất lớn. Bệnh nhân trong trường hợp vừa đề cập là một ví dụ điển hình. Khi kiểm tra mật độ xương, giá trị của bệnh nhân là -3, tức là bệnh loãng xương rất nghiêm trọng.
Thực tế, nguồn vitamin K chính đến từ gan lợn, dưa chuột, dầu ô liu, súp lơ, lòng đỏ trứng, rau bina và cà rốt. Khi xương đang hình thành, vitamin D3 giúp vận chuyển canxi hấp thụ từ ruột vào mạch máu, vitamin K có vai trò giúp canxi lắng đọng thành công vào xương nên cũng là chất dinh dưỡng không thể thiếu.
Đối với một số bệnh nhân rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống đông máu để tránh hình thành cục máu đông, vitamin K lại có tác dụng ngược, nếu dùng thuốc chống đông máu trong thời gian dài cũng nên chú ý tránh.
>>> Mời quý độc giả xem video: Cận cảnh quả bí ngô và loạt rau quả đạt kỷ lục khổng lồ nhất thế giới.

Tối kỵ khi luộc rau khiến bạn hại cả gia đình

Luộc rau ngon tưởng dễ mà không dễ, bởi nếu làm sai cách, rau không chỉ mất dinh dưỡng mà còn tồn đọng chất độc, gây hại cho sức khỏe bản thân và gia đình.

Toi ky khi luoc rau khien ban hai ca gia dinh
 Đậy vung nồi khi luộc:
Đậy vung nồi khi luộc rau vốn sẽ giúp rau giữ chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, hiện tại, rau bị ô nhiễm và còn dư lượng trừ sâu bên trong. Vì thế, khi luộc, bạn nên mở vung ra để các chất hóa học thoát bớt ra ngoài. (Ảnh minh họa)

Cơm cữ mẹ chồng nấu toàn rau luộc nước mắm, mẹ đẻ hất tung

Thực sự em cũng mệt mỏi không thể chịu đựng hơn được nữa nên theo mẹ về, không muốn suy nghĩ thêm cho đau đầu.

Em cưới 3 năm mới sinh nở được thế nhưng nhà chồng cũng chẳng quan tâm hay quý mến gì cháu nội. Còn nhớ đợt em chưa có bầu, thi thoảng có khách tới chơi hỏi han sao mãi em chưa sinh, mẹ chồng toàn liếc xéo bảo:

“Ôi giời, chắc dừa điếc. Đợi mấy năm nữa không đẻ được thì tôi giao trả”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.