Chê cỗ cưới sơ sài, thông gia mâu thuẫn, khách vội bỏ về

Sau đám cưới, cả làng bàn tán chuyện nhà tôi. Họ nói tôi làm dâu nhà chồng giàu có cũng chẳng sung sướng gì, rồi bảo tôi ham giàu mà cố vào nhà ấy.

Người ta bảo cưới xin không chỉ là chuyện của đôi trẻ mà còn là sự hoà hợp của hai gia đình. Tôi đã nghiệm ra điều này khi đám cưới của mình được tổ chức. 

Tôi và chồng yêu thương nhau nhưng chỉ vì bất đồng chuyện cỗ cưới mà hai nhà cãi nhau to, tình cảm rạn nứt. Sự khác biệt văn hóa, lối sống ở hai nơi trở thành nguồn cơn của xung đột. 

Gia đình tôi ở quê, vốn quen với phong cách cỗ bàn giản dị. Dù là cỗ cưới hay cỗ đám hiếu, cũng chỉ có vài món đơn thuần như gà luộc, thịt trâu xào, bánh bao chấm nước xào, giò lụa và đĩa rau, bát canh là đầy đủ.

Bao năm nay ở quê tôi, nhà nào cũng chỉ như vậy. Nhà ai giàu hơn hoặc tổ chức ở khách sạn thì khác một chút. 

Che co cuoi so sai, thong gia mau thuan, khach voi bo ve
Thái độ của nhà trai làm nhà gái xấu hổ. Ảnh minh họa: FP

Tuy nhiên, phía nhà trai lại có quan niệm hoàn toàn khác. Gia đình chồng là người ở phố, có tiền.

Hôm đó, trong ngày đón dâu, nhà trai đặt 10 mâm để họ hàng ăn cỗ ở nhà gái. Nhưng khi khách nhà trai đến, nhìn thấy các món ăn giản dị trên bàn, họ bàn tán xôn xao.

Nhiều người thẳng thắn chê bai, khiến bầu không khí trở nên nặng nề. Họ ngồi vào mâm, gọi hết thứ này đến thứ nọ. Nhà gái không đáp ứng được thì nhà trai cười khó hiểu. 

Có người còn thắc mắc “sao thịt trâu lại múc ra bát”, “sao tráng miệng lại có mấy miếng dưa hấu cắt mỏng tang thế này” khiến nhà gái ngượng ngùng. 

Thấy thái độ của khách, mẹ chồng nhắc bố tôi và bảo nhà gái thiếu chu đáo, cỗ bàn sơ sài. Khi bố tôi giải thích rằng không phân biệt nhà trai, nhà gái, cỗ nhà ai cũng như nhau thì mẹ chồng khó chịu, bức bối ra mặt.

Bà phàn nàn trước mặt bố mẹ tôi, không nể nang: “Cỗ gì mà có 3-4 món chính, gọi rượu hết rượu, gọi bia hết bia, mỗi bàn được có mấy lon bia. 

Mùa đông mà ngồi vào ăn, cỗ nguội ngơ nguội ngắt, gọi xào lại thì nửa tiếng không thấy ai ra. Cưới con mà sao bố mẹ qua loa thế”. 

Bố tôi thấy thái độ của thông gia thì bực bội nhưng vì con gái, ông đành nhịn. Bố tôi cố gắng giải thích rằng phong tục ở đây là như vậy.

Mỗi mâm giới hạn số lượng bia, rượu chứ không có để uống thoải mái. Cỗ tự nấu nhưng khách đến một lúc dồn dập, toàn là bà con hàng xóm giúp nên không nhanh nhẹn được như ở nhà hàng chuyên nghiệp. 

Dù bố có nói thế nào thì mẹ chồng tôi vẫn khó chịu, nói oang oang. Quan khách thấy hai bên lời qua tiếng lại thì ăn vội, rồi ra về. Mẹ tôi bực quá cũng ra nói vài câu rồi bảo con rể đưa mẹ mình vào chỗ ngồi. Tự nhiên đám cưới mất vui vì thông gia mâu thuẫn. 

Sau đám cưới, cả làng bàn tán chuyện nhà tôi. Họ nói tôi làm dâu nhà chồng giàu có cũng chẳng sung sướng gì, rồi bảo tôi ham giàu mà cố vào nhà ấy.

Có người còn bảo: "Tôi mà là nhà gái thì hủy hôn ngay tức khắc, chứ cưới hỏi gì nữa. Thông gia mà không nể nang mặt mũi của nhau, quát người khác như quát trẻ con".

Nghe những lời đó, bố mẹ tôi đau lòng lắm. Nhưng tôi động viên bố mẹ bỏ ngoài tai. Ai cũng có lỗi lầm và cần thời gian để nhìn nhận lại. Thật may, vợ chồng tôi vẫn giữ vững niềm tin, quan tâm và yêu thương nhau.

Hành động của bạn cô dâu khiến chú rể tức giận

Tôi trách vợ để bạn thân làm bừa, cô ấy thực sự lúng túng, liên tục nói lời xin lỗi tôi.

Đọc tâm sự của độc giả trong bài viết Mẹ chú rể lên sân khấu đám cưới nhảy nhót tưng bừng khiến thông gia trở mặt  tôi lại nhớ đến chuyện không vui trong đám cưới của mình.

Mấy tháng đã trôi qua nhưng mỗi lần nghĩ tới chuyện đó, tôi lại thấy bực bội.

Cô dâu nhảy trong đám cưới khiến khách đỏ mặt, bố chồng nổi giận

Bản thân tôi thấy mình chẳng làm gì sai để bị đối xử như vậy nhưng nếu không khí u ám thế này kéo dài, tôi cũng không sống nổi.

2 tuần trôi qua kể từ sau đám cưới, tinh thần tôi vẫn căng như dây đàn. Vợ chồng tôi chưa tân hôn, bố mẹ chồng thì mỗi người một vẻ mặt. Bầu không khí căng thẳng bao trùm.

Chúng tôi cùng quê, quen và yêu được gần 1 năm thì cưới. Tôi có một cửa hàng quần áo ở thị trấn, chồng làm việc tại một gara ô tô ở tỉnh. Bố chồng tôi là cán bộ mới về hưu, trước đó cũng có “máu mặt”, còn mẹ chồng tôi là giáo viên, cũng đã về hưu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.