Chất hữu cơ trên Sao Hỏa không phải do sự sống tạo ra?

Nghiên cứu mới được công bố cho thấy, một lượng lớn chất hữu cơ trên Sao Hỏa không phải do sự sống tạo ra, mà là do các quá trình tự nhiên.

Theo SciTech Daily, những vật liệu được kỳ vọng là dấu vết của sự sống này được thu thập bởi tàu đổ bộ dạng robot Curiosity của NASA, đang hoạt động ở khu vực Gale Crater, nơi có thể từng là một đồng bằng ẩm ướt.

Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi GS Yuichiro Ueno từ Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và GS Matthew Johnson từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) vừa đưa ra một tin xấu.

Chat huu co tren Sao Hoa khong phai do su song tao ra?

Cảnh quan ở khu vực Gale Crater của Sao Hỏa - Ảnh đồ họa: SCITECH DAILY

Bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience cho biết họ đã phát hiện chất hữu cơ này có tỉ lệ đồng vị carbon-13/carbon-12 thấp hơn đáng kể so với những gì được tìm thấy trên Trái Đất.

Chất hữu cơ trên Trái Đất chủ yếu liên quan đến các quá trình sinh học, nhưng đối với môi trường Sao Hỏa, một cơ chế khác có thể tạo ra điều đó.

Đó là lý do có sự khác biệt về tỉ lệ đồng vị so với các chất hữu cơ được tạo thành bởi sinh vật sống.

Phát hiện này không khẳng định là Sao Hỏa không có sự sống, nhưng làm giảm bớt hy vọng cảnh báo rằng một lượng lớn chất hữu cơ trên Sao Hỏa không phải do sự sống tạo ra, mà là do các quá trình tự nhiên.

Và sẽ không ngạc nhiên nếu các sứ mệnh tiếp theo của NASA hay các cơ quan vũ trụ khác tìm thấy lượng chất hữu cơ dồi dào trên bề mặt Sao Hỏa.

Có lẽ mấu chốt của vấn đề là sự phát triển các công nghệ nhằm phân định loại chất hữu cơ nào do sự sống tạo nên, loại nào có nguồn gốc từ môi trường khác biệt của Sao Hỏa.

"Bóng ma sa mạc" đang ăn thủng tầng Ozone, làm địa cầu "khó thở"?

Bụi sa mạc - mịn và có khả năng vươn cao lên bầu trời như những bóng ma - có khả năng phá hủy nhiều chất gây ô nhiễm.

Nghiên cứu vừa công bố trên Science Advances giúp các nhà khoa học đánh giá toàn diện hơn về mối liên quan giữa chu trình đất và khí quyển, từ đó có những chiến lược chuẩn xác hơn trong nỗ lực làm sạch không khí địa cầu, chống lại biến đổi khí hậu.

Một loạt ngôi sao mang hành tinh áp sát Trái Đất

Theo NASA, trong tháng 3 này một loạt các ngôi sao từng được chứng minh là có hành tinh quay quanh như Epsilon Tauri, Canis Majoris, Tau Geminorum...

"Bầu thời tháng 3 chứa một số ngôi sao sáng, dễ tìm được biết là có hành tinh quay quanh chúng. Xác định vị trí những "mặt trời" xa xôi này sẽ giúp bạn biết rằng mình đang nhìn thẳng vào một hệ hành tinh khác" - tờ SciTech Daily trích lời các nhà khoa học NASA.

Nổi bật trong số đó là sao lùn cam Epsilon Tauri, chính là mắt phải của con bò đực Taurus, tức chòm sao Kim Ngưu. Epsilon Tauri sở hữu một hành tinh khí khổng ồ có khối lượng gấp 8 lần Sao Mộc, tức gấp 2.544 lần Trái Đất.

Mot loat ngoi sao mang hanh tinh ap sat Trai Dat

Cách xác định chòm sao 7 Canis Majoris - Ảnh: NASA/Bill Dunford

Một ngôi sao dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường nữa là 7 Canis Majoris, nằm ở ngay góc tạo nên phần chân trước của chòm sao Canis Major (Đại Khuyển) hình con chó. 7 Canis Majoris chứa một hành tinh khí khổng lồ gần gấp đôi khối lượng Sao Mộc và một hành tinh khác nhỏ hơn Sao Mộc một chút.

Tau Geminorum là cái tên thứ 3 bạn nên tìm kiếm trên bầu trời. Nó nằm ở phía Bắc chòm sao Gemini (Song Tử), mang hình dáng 2 anh em song sinh. Tau Geminorum sở hữu một hành tinh khí khổng lồ có khối lượng gấp 20 lần Sao Mộc.

Bên cạnh đó còn có Beta Ursae Minoris mang 1 hành tinh khối lượng gấp 6 lần Sao Mộc, là ngôi sao sáng nhất trong chòm Little Dipper (Tiểu Hùng).

Ngoài ra, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng tốt nhất 2 cụm sao mở tuyệt đẹp là Hyades và Pleiades, cùng nằm trong chòm Kim Ngưu với một số ngôi sao áp sát chúng ta tới mức nhìn rất rõ bằng mắt thường và hàng trăm ngôi sao khác có thể quan sát bằng ống nhòm/

Thời điểm quan sát tốt các hiện tượng trên là rạng sáng. Bên cạnh các ngôi sao, bạn cũng có thể thấy bộ ba Sao Kim, Sao Hỏa và Sao Thổ sáng rõ, tiến đến ngày một gần nhau trên bầu trời.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.