Chàng rể 10 năm không nhìn mặt bố vợ vì một chai rượu

Tôi luôn nói với bố mẹ rằng, hãy coi như tôi không có chồng, vì tôi không thể góp ý được anh ấy. Anh ấy quá cố chấp, lúc nào cũng giữ thù hận trong lòng.

Tôi năm nay 40 tuổi, đã kết hôn được 20 năm. Chồng của tôi là một người thích nhậu. Hơn 10 năm trước, vì say rượu, anh lao xe vào người ta, phải đền bù trị giá nửa căn nhà. 

Bố mẹ tôi rất xót của, lại lo cho sức khỏe của anh nên thường xuyên nhắc nhở anh không được nhậu nhẹt, kẻo làm khổ mình, khổ người. 

Đám giỗ ông nội tôi năm 2010 (khoảng gần 1 năm sau khi anh gây tai nạn - nv), anh chở mẹ con tôi bằng xe máy về quê.  Đoạn đường từ nhà tôi về ngoại khoảng 60km. Bình thường, chúng tôi sẽ ở lại 2, 3 ngày. Tuy nhiên, dạo ấy, hai vợ chồng bận xây nhà nên tôi bảo chồng, ăn giỗ xong sẽ trở lại Hà Nội luôn. 

Bố mẹ tôi biết kế hoạch của hai vợ chồng nên đã sắp cho hai đứa và mấy bác gái ngồi một mâm. Mục đích là để chúng tôi được ăn sớm và anh không phải mời rượu họ hàng. 

Tuy nhiên, ý tốt của bố mẹ lại khiến anh tự ái. Anh cho rằng, bố mẹ không tôn trọng mình nên mới xếp anh ngồi mâm đàn bà. 

Vì thế, anh ăn vội vàng bát cơm rồi đứng lên, vào buồng nằm ngủ. Một người chú thấy anh nằm trong phòng thì lập tức gọi ra, yêu cầu uống rượu. 

Sẵn bức xúc trong lòng nên anh uống rất nhiều, mời rượu khắp mọi người. Bố mẹ tôi đã nhắc khéo, bảo anh phải giữ sức, lát còn chở cả gia đình đi Hà Nội nhưng anh không nghe.

Lúc khách khứa về gần hết, chỉ còn vài thanh niên ngồi lại, chồng tôi cứ khua chân múa tay gọi tôi mang rượu ra. Tôi không đáp lời thì anh tự đứng lên, lấy rượu.

Lúc đó, vì đã quá giận nên bố tôi giằng lấy chai rượu từ tay anh, bảo anh và mọi người không nên uống nữa, giữ sức khỏe cho bản thân. 

Nhóm thanh niên trẻ không dám cãi lời bố nên xin phép ra về. Nhưng chồng tôi thì khác, anh tuyên bố giữa nhà rằng bố mẹ vợ coi thường anh, nghĩ anh là kẻ nát rượu nên cư xử với anh rất tệ.

Nói xong, anh lấy xe máy về Hà Nội một mình. Tôi giữ anh không được. 

Từ đó, anh không bao giờ bước chân về nhà tôi nữa. Đám cưới em trai, mẹ tôi gọi điện cho anh, nhưng anh không đến, cũng không hỏi han. 

Cả nhà tôi đều chán nản, trách móc anh rất nhiều khiến tôi đau lòng đến mức đã ra tòa nộp đơn ly hôn. Tuy nhiên, vì các con đang tuổi lớn, tâm lý nhạy cảm nên tôi cố giữ lại gia đình.

Gần đây, bố tôi ốm nặng. Lúc nói chuyện với tôi, bố bảo, bố vẫn ân hận vì một chút ứng xử không khéo đã khiến vợ chồng tôi không vui vẻ với nhau. Bây giờ, bố chỉ muốn gặp mặt đầy đủ các thành viên trong gia đình, ăn một bữa cơm đầm ấm. 

Tôi thương bố trào nước mắt. Về nhà, tôi nói với chồng về việc bố ốm nặng. Nhưng anh không quan tâm, cũng không nhắc đến chuyện về thăm bố. 

Tôi bức xúc lắm. Càng bức xúc bao nhiêu thì tôi lại thương bố bấy nhiêu. 

Tôi phải làm gì lúc này? Chẳng lẽ, vì mong muốn lúc cuối đời của bố, tôi phải van xin anh ta đến thăm ông hay sao? 

Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên. 

Đi săn, con rể bắn chết bố vợ vì tưởng là...khỉ

(Kiến Thức) - "Không biết thế nào con rể nghe tiếng bố vợ tưởng là khỉ nên bắn trúng người, khiến ông L. tử vong tại chỗ", đại diện cơ quan chức năng thông tin vụ con rể bắn chết bố vợ.

Chiều ngày 13/3, thông tin với PV Kiến Thức, lãnh đạo xã Nậm Mả (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) cho biết, khoảng 8h sáng ngày 12/3, trên địa bàn đã xảy ra vụ việc con rể bắn chết bố vợ.
Thời điểm trên, mọi người nghe thấy anh L.A.M (người dân xã Nậm Mả) về báo đã bắn trúng bố vợ tử vong là ông H.A.L (53 tuổi, cùng xã).

Án mạng kinh hoàng ở Uông Bí: Bắt giữ nghi phạm chém chết bố vợ

Sau khi dùng dao sát hại bố và anh vợ cũ, hung thủ gây án mạng kinh hoàng ở Uông Bí bỏ chạy lên rừng rồi về nhà thay quần áo, bỏ trốn về quê nhà ở Hải Phòng. 

Chiều 5/8, Công an TP Uông Bí và Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt được Hoàng Văn Sắt (SN 1973; quê TP Hải Phòng; tạm trú tại khu 10, phường Thanh Sơn, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) - nghi phạm gây ra án mạng, sát hại bố vợ cũ và anh vợ cũ một cách dã man.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.