Cay mắt, buồn nôn vì clo nồng nặc ở nhiều bể bơi Hà Nội

Những ngày nắng nóng, lượng người đến bể bơi tăng cao. Tuy nhiên, nước tại các bể bơi hiện nay được cho là dư thừa clo đến mức làm nhiều người cay mắt, buồn nôn. 

Bể bơi Trung tâm quận Ba Đình nồng nặc mùi Clo. Ảnh: Bảo An
Bể bơi Trung tâm quận Ba Đình nồng nặc mùi Clo. Ảnh: Bảo An
Nhiều người bơi mãi thành quen, cho đó là mùi đặc trưng. Trong khi, quy chuẩn hiện nay cũng không kiểm soát lượng clo dư thừa trong bể bơi
Bể bơi Olympia Việt Hưng - một quần thể bơi lội lớn, khang trang tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội luôn đông đúc người ra vào. Trái với không gian thoáng rộng bên ngoài, khu vực bể bơi nặng mùi clo. Gần tới mặt nước, mùi clo càng nồng nặc hơn khiến người lần đầu tiên vào như chúng tôi cay mũi, lợm giọng. Trên trần và xung quanh, các cửa đều đóng kín và không có quạt để hút khí clo ra ngoài nên không khí càng khó thở hơn. Nhưng đám trẻ quá phấn khích, nhảy ào xuống bể và người lớn dù khó chịu cũng phải nhảy ào xuống tắm chung với clo.
Bể bơi của Trung tâm thể thao quận Ba Đình (tại 115 phố Quán Thánh - Ba Đình - Hà Nội), nơi có nhiều cán bộ trung, cao cấp sinh sống cũng không khá hơn. Bước lên bể bơi này, dù chưa xuống nước, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là mắt cay xè một lát như vừa được tra thuốc sát trùng. Nước trong vắt nhưng mùi clo rất nặng, phải 30 phút sau khi rời bể bơi, chúng tôi mới thoát khỏi cái mùi hắc, đầu hết nặng và hết khạc nhổ. Hầu hết những người bơi tại đây được hỏi đều chấp nhận bơi chung với mùi clo.
Bể bơi của Câu lạc bộ thể dục thể thao làng Quốc tế Thăng Long thuộc khu B3, làng Quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng (Cầu Giấy) cũng có lượng khách đông. Mặt nước bể bơi luôn xanh trong nhưng khi lại gần người sử dụng dễ dàng nhận thấy mùi clo rất nồng.
Luật sư Đào Liên (Cty Luật Tiền Phong) cho biết, một trung tâm bơi lội phải đáp ứng các điều kiện của Thông tư 2/2011/TT-BVHTTDL (quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức bơi, lặn). Trong đó, nước bể bơi được quy định: Bảo đảm thay nước, cọ rửa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu bể bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất. Đối với các bể bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể và hút cặn, bơm bù đủ nước.
Cụ thể hơn, Thông tư số 14/2014/TT-BVHTTDL (sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL nêu trên) quy định, nước bể bơi phải đạt cấp độ II của nước sinh hoạt quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT).
Theo đó, nước phục vụ bơi lội phải đạt tiêu chuẩn “không có mùi vị lạ”.

Clo trong bể bơi làm cay mắt, sần da

- Một số cuộc kiểm tra của các cơ quan chức năng thời gian qua cho thấy: Có khá nhiều bể bơi có dư hàm lượng chất Clo, độ pH... Đặc biệt trong đó tại Hải Phòng, ngày 17/7, Trung tâm Y tế dự phòng địa phương này cho biết, có 12/21 bể bơi có hàm lượng Clo dư thừa...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Anh Nguyễn Văn Tùng (Mai Động, Hà Nội) chia sẻ, ngày chủ nhật anh đưa con đi bể bơi trong nhà thuộc khu vực Hoàng Mai. Khi mới bước vào cửa, mùi chất Clo đã nồng nặc xông vào mũi.

10 bệnh bé yêu dễ mắc khi đi bơi mùa hè

(Kiến Thức) - Khi đi bơi ở bể bơi công cộng bé đặc biệt dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, ngoài da và một số căn bệnh nguy hiểm khác dưới đây.

Các hồ bơi công cộng,chưa rất nhiều tác nhân có hại cho sức khỏe như, rong rêu, nấm mốc, vi khuẩn, các loại kem chống nắng, kem tạo màu da, mồ hôi...
 Các hồ bơi công cộng,chưa rất nhiều tác nhân có hại cho sức khỏe như, rong rêu, nấm mốc, vi khuẩn, các loại kem chống nắng, kem tạo màu da, mồ hôi...
Các tác nhân này dễ dàng thâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết xước nhỏ trên da và gây ra bệnh cho các bé.
  Các tác nhân này dễ dàng thâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết xước nhỏ trên da và gây ra bệnh cho các bé.
Bệnh da do hóa chất: Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh ngoài da sau: viêm da tiếp xúc (xuất hiện ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi) với các triệu chứng điển hình và các đám đỏ da, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ. Nếu gãi nhiều có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da, sạm da, thậm chí bỏng da cũng là một dạng bệnh do hóa chất.
 Bệnh da do hóa chất: Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh ngoài da sau: viêm da tiếp xúc (xuất hiện ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi) với các triệu chứng điển hình và các đám đỏ da, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ. Nếu gãi nhiều có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da, sạm da, thậm chí bỏng da cũng là một dạng bệnh  do hóa chất.
Bệnh liên quan đến phổi: Chất Clo có trong nước bể bơi rất dễ phản ứng với các chất, như urine và mồ hôi, để tạo nên sản phẩm phụ, chủ yếu là chất chloramines, có thể gây khó chịu cho hệ hô hấp của con người.
 Bệnh liên quan đến phổi: Chất Clo có trong nước bể bơi rất dễ phản ứng với các chất, như urine và mồ hôi, để tạo nên sản phẩm phụ, chủ yếu là chất chloramines, có thể gây khó chịu cho hệ hô hấp của con người. 
Bệnh hen ở bé: Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hóa học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.
 Bệnh hen ở bé: Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hóa học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.
Bệnh da do ấu trùng sán vịt: Bệnh này còn gọi là "bệnh ngứa của người bơi lội".Vài phút sau khi ấu trùng thâm nhập qua da, bệnh nhân sẽ thấy ngứa, khoảng 2 giờ sau nổi các vết đỏ, 10 giờ sau nổi các sẩn mày đay.
 Bệnh da do ấu trùng sán vịt: Bệnh này còn gọi là "bệnh ngứa của người bơi lội".Vài phút sau khi ấu trùng thâm nhập qua da, bệnh nhân sẽ thấy ngứa, khoảng 2 giờ sau nổi các vết đỏ, 10 giờ sau nổi các sẩn mày đay.
Bệnh phụ khoa: Do nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh... nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn nấm và vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục.
 Bệnh phụ khoa: Do nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh... nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn nấm và vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục.
Bệnh tiêu chảy: Nước là môi trường lý tưởng để ký sinh trùng gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium sinh sống. Loại ký sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Để ngăn lây lan các mầm bệnh tại bể bơi, bạn cần tránh để nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm rửa sạch sẽ trước khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác.
 Bệnh tiêu chảy: Nước là môi trường lý tưởng để ký sinh trùng gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium sinh sống. Loại ký  sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Để ngăn lây lan các mầm bệnh tại bể bơi, bạn cần tránh để nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm rửa sạch sẽ trước khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác.
Viêm kết mạc: Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây bệnh viêm kết mạc sống rất thoải mái trong nước hồ bơi. Vì thế trẻ rất dễ mắc bệnh viêm kết mạc khi đi bơi. Khi bị viêm kết mạc, mắt bị cộm như có vật lạ ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều gèn, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng... Bệnh này nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác.
 Viêm kết mạc: Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây bệnh viêm kết mạc sống rất thoải mái trong nước hồ bơi. Vì thế trẻ rất dễ mắc bệnh viêm kết mạc khi đi bơi. Khi bị viêm kết mạc, mắt bị cộm như có vật lạ ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều gèn, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng... Bệnh này nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác.
Nấm kẽ chân: Bệnh này do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón chân, lan trên bàn chân, hạch bẹn.
 Nấm kẽ chân: Bệnh này do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón chân, lan trên bàn chân, hạch bẹn.
Viêm tai ngoài: Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây xáo trộn thính giác kéo dài.
 Viêm tai ngoài: Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây xáo trộn thính giác kéo dài.
Bệnh về tóc: Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ Nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.
 Bệnh về tóc: Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ Nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.