Cây ăn thịt biết tính toán?

Loài cây ăn thịt có thể đếm số lần mà nạn nhân của nó chạm vào những sợi lông cảm giác bên trong bẫy và quyết định thời điểm "diệt" con mồi.

Nếu bạn vô tình bị biến thành một con ruồi, và bị rơi vào bẫy của loài “cây ăn thịt” Venus Flytrap chuyên bắt và tiêu hóa côn trùng, thì đây là một lời khuyên có giá trị: Đừng hoảng sợ.
"Nếu bạn chỉ ngồi im đó và chờ đợi, sáng hôm sau, cái bẫy sẽ mở ra và bạn có thể thoát ra" – nhà nghiên cứu Ranier Hedrich từ Đại học Würzburg (Đức) nói. "Nếu bạn hoảng sợ, bạn sẽ kích hoạt một chu trình phân hủy chết chóc".
Cây ăn thịt Venus Flytrap giương bẫy chờ bắt côn trùng. (Nguồn: The Atlantic)
Cây ăn thịt Venus Flytrap giương bẫy chờ bắt côn trùng. (Nguồn: The Atlantic) 
Thực tế thì một số loài cây bẫy ruồi có khả năng bắt và tiêu hóa côn trùng như cây hố bẫy (tên khoa học là Sarracenia), cây bẫy ruồi Venus Flytrap, cây nắp ấm có tên khoa học Nepenthes. Cây Nepenthes trên thân có nhiều lá trông như hình nắp ấm, trên miệng nắp ấm có một chất rất nhờn, khi côn trùng đậu trên miệng nắp sẽ bị dính, sau đó bị giữ và cuốn vào trong lòng ấm. Cây sẽ tiết dịch lỏng (chứa các enzym tiêu hóa) tiêu hóa phần mềm của cơ thể côn trùng.
Trong số đó, loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây Venus Flytrap (tên khoa học là Dionaea muscipula), từng được mệnh danh “thực vật kỳ diệu nhất thế giới” với tốc độ săn mồi rất nhanh. Những cái lá hình vỏ sò của loại cây này có thể “chộp” con mồi chỉ trong 1/10 giây.
Ông Hedrich và những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện cây Venus Flytrap có thể đếm số lần mà nạn nhân của nó chạm vào những sợi lông cảm giác bên trong bẫy của nó. Một lần chạm thì chưa có vấn đề gì. Lần chạm thứ 2 sẽ bẫy sẽ sập cửa. Lần chạm thứ 3, quá trình tiêu hóa bắt đầu.
Những lần chạm tiếp theo, theo nghiên cứu mới nhất của ông Heydrich, sẽ dẫn đến việc sản xuất ra các enzym tiêu hóa. Con mồi càng giãy giụa và va chạm nhiều hơn thì cây hoa càng sản sinh ra nhiều enzim hơn.
Loài Venus Flytrap luôn điều chỉnh lượng enzym này để đáp ứng nhu cầu tiêu hóa của nó. Một con mồi là con ruồi lớn sẽ vùng vẫy dữ dội hơn, chạm vào các sợi lông mạnh hơn và gây ra các xung điện cảm ứng nhiều hơn. Cây hoa phản ứng bằng cách tiết ra nhiều dịch vị lỏng và nhiều enzyme tiêu hóa tương ứng.
Sau sáu đến bảy giờ, cái bẫy được đóng kín, và tràn đầy chất lỏng dịch vị. Con ruồi, bị tách khỏi thế giới bên ngoài và thiếu oxy. Các chất dịch bên trong bẫy trở nên vô cùng chua, như một loại axit làm phần mềm của cơ thể con côn trùng dần tan rã và bị cây hấp thụ.
Sau khoảng một tuần, cái bẫy mở ra, để lộ cái vỏ xác rỗng của con ruồi, sẽ rơi ra ngoài hoặc bị gió thổi đi. Khi “ăn” hết, cây lại mở nắp bẫy ra chờ một con mồi khác. Nó sẽ bắt thêm một hoặc hai con mồi nữa trước khi héo úa.
Điều thú vị là cây ăn thịt này tiêu hóa được nhiều loại côn trùng như ruồi, nhện, kiến.., nhưng lại không thể ăn được loài bọ cánh cứng. Nếu cây vô tình bắt được bọ cánh cứng thì một lúc cũng phải nhả ra vì không tiêu hóa được.

Tận mắt xem cây ăn thịt bắt mồi ở TP HCM

Người chơi cây ở TP HCM gần đây rất thích thú với loài cây nắp ấm, loài cây ăn thịt có hình dạng và khả năng bắt mồi độc đáo.

Tan mat xem 'cay an thit bat moi o TP HCM
Cây nắp ấm, cây ăn thịt hay bắt mồi (tên khoa học Nepenthes mirabilis) là loài thực vật phân bố ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan... Cây có hình dáng độc đáo khi ra lá hình chiếc ấm có nắp đậy. 

Rùng mình với những loài cây ăn thịt đáng sợ nhất

(Kiến Thức) - Những loài cây ăn thịt đáng sợ này che đậy bằng vẻ ngoài quyến rũ, nhưng bên trong ẩn chứa mối hiểm họa chết chóc.

Rung minh voi nhung loai cay an thit dang so nhat
Cây bắt ruồi Venus là một loài cây ăn thịt đáng sợ thuộc họ Gọng vó. Loài cây này có vẻ ngoài trông như một loài cây ra hoa quyến rũ, nhưng lại ẩn chứa mối hiểm họa chết người. 
Rung minh voi nhung loai cay an thit dang so nhat-Hinh-2
Ngoài ruồi, cây bắt ruồi Venus còn bắt cả nhện và các loại côn trùng ăn thịt khác. Khi côn trùng bò dọc lá, chạm vào 2 trong số các lông nhỏ của cây trong vòng 20 giây, cái bẫy sẽ khép lại, nhốt chặt con mồi có kích thước phù hợp bên trong. 
Rung minh voi nhung loai cay an thit dang so nhat-Hinh-3
Cây gọng vó gài bẫy con mồi dính vào lông tuyến màu hồng, chứa chất nhầy dính của chúng, sau đó hấp thụ các chất dinh dưỡng của côn trùng. 
Rung minh voi nhung loai cay an thit dang so nhat-Hinh-4
Giống như cây bắt ruồi Venus, cây gọng vó có thể di chuyển các phần phụ giống như xúc tu để đối phó với với sự kích thích của con mồi, nhưng chậm hơn, loài cây này phụ thuộc vào chất nhờn dính bẫy côn trùng. 
Rung minh voi nhung loai cay an thit dang so nhat-Hinh-5
Cây nắp ấm Sarrancenia minor cũng là một trong những loài cây ăn thịt đáng sợ nhất. Các miếng nắp ấm để hé cho ánh sáng lọt vào, thu hút côn trùng tiến sâu vào trong. 

Rung minh voi nhung loai cay an thit dang so nhat-Hinh-6
Một loài cây nắp ấm khác, có tên khoa học là Nepenthes rafflesiana elongata, phát triển hình dạng lá hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra.  
Rung minh voi nhung loai cay an thit dang so nhat-Hinh-7
Cây rong bắt mồi Utricularia vulgaris có tốc độ bắt mồi nhanh gấp 100 lần so với cây bắt ruồi Venus. Bẫy của loài cây này dài một vài milimét nhưng tạo ra một lực hút gấp 600 lần so với trọng lực, tóm bẫy các động vật nhỏ. 
Rung minh voi nhung loai cay an thit dang so nhat-Hinh-8
Cây Bladderwort là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá. Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và hút cả các con mồi.  
Rung minh voi nhung loai cay an thit dang so nhat-Hinh-9
Cây cỏ bơ (butterwort) sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng. Những lỗ đặc biệt trên bề mặt chiếc lá tiết ra chất nhầy thu hút được sự chú ý của những con côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt trong đó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.