Cấp dưỡng cho vợ cũ sau khi ly hôn bao lâu thì chấm dứt?

Tôi kết hôn với một người đã từng ly hôn. Cưới xong, tôi mới biết chồng tôi hiện đang thực hiện việc cấp dưỡng cho vợ cũ. 

Khi làm thủ tục ly hôn do điều kiện sống khó khăn, ốm đau bệnh tật, cô ấy muốn chồng tôi cấp dưỡng sau ly hôn. Anh ấy đã đồng ý và thực hiện cấp dưỡng cho vợ cũ gần 3 năm nay.
Tôi hỏi anh ấy mức cấp dưỡng là bao nhiêu thì anh ấy bảo "tùy tâm", lúc nào làm ăn được thì anh cho cô ấy nhiều thêm một chút, lúc khó khăn thì ít hơn. Tôi không hiểu vì sao đã ly hôn rồi mà chồng tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi vợ cũ, mức cấp dưỡng không rõ ràng, và không biết bao giờ mới chấm dứt. Tôi muốn hỏi Quý Báo, trong pháp luật có quy định việc vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau sau ly hôn không? Nếu có thì chồng tôi có thể "nhờ" người khác làm thay được không? Trường hợp cô ấy tái hôn với người khác thì chồng tôi có phải cấp dưỡng cho cô ấy nữa không?
Nguyenthule82@gmail.com
Trả lời:
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 115, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể: Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Cap duong cho vo cu sau khi ly hon bao lau thi cham dut?
(Ảnh: minh họa) 
Đối với mức cấp dưỡng được Luật quy định: Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng, hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 116).
Về phương thức cấp dưỡng, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 117).
Như vậy, chiếu theo các quy định trên, việc cấp dưỡng của chồng bạn đối với vợ cũ là đúng pháp luật. Việc anh ấy cấp dưỡng cho vợ cũ đều do hai người thỏa thuận, nên khi ly hôn Tòa không quyết định mức cấp dưỡng cụ thể.
Về vấn đề bạn hỏi bao giờ thì việc cấp dưỡng kết thúc, nếu vợ cũ của anh ấy tái hôn thì anh ấy có phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nữa không? Theo quy định tại Điều 118, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt trong trường hợp sau đây: Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn... Trường hợp khác theo quy định của luật.
Như vậy, nếu như điều kiện sống của vợ cũ anh ấy đã được cải thiện, sức khỏe tốt hơn và tái hôn với người khác thì nghĩa vụ cấp dưỡng của anh ấy sẽ được chấm dứt.
Đây là vấn đề liên quan đến hạnh phúc khi hai người đã kết hôn với nhau. Vì thế, bạn và chồng nên thẳng thắn với nhau trong chuyện cấp dưỡng cho vợ cũ, hãy thống nhất về một khoản cấp dưỡng cố định là bao nhiêu, trong thời gian bao lâu. Vợ cũ của anh ấy cũng cần hiểu rằng nghĩa vụ của anh ấy đối với mình cũng có giới hạn và mức độ khi hai người không còn tồn tại quan hệ hôn nhân.

Ký đơn ly hôn, chồng thất kinh thấy vợ cười khoái trá

1 tuần sau đó, tôi đặt lên bàn lá đơn ly hôn. Tất nhiên chồng tôi khi đó chỉ cười rồi không ngần ngại ký đơn cùng lời thách thức. Anh ta nghĩ tôi sẽ không bao giờ dám làm điều đó.

Tôi năm nay 26 tuổi và hiện đang làm mẹ đơn thân. Nếu là tôi của những năm trước đây, có lẽ sẽ không có bài tâm sự này vì khi đó trong tôi luôn là đủ nỗi sợ. Tôi sợ người khác nhìn vào, sợ những lời bàn tán của hàng xóm khiến bố mẹ đêm không ngủ nổi.

Sự thật cay đắng sau đơn thuốc của người chồng trẻ

1 tuần sau đó, tôi đặt lên bàn lá đơn ly hôn. Tất nhiên chồng tôi khi đó chỉ cười rồi không ngần ngại ký đơn cùng lời thách thức. Anh ta nghĩ tôi sẽ không bao giờ dám làm điều đó.

Làng tôi có nghề thợ xây cha truyền, con nối, có gia đình công việc đã đến tay thế hệ thứ 4, thứ 5 xách xô, cầm bay ăn cơm thiên hạ. Tôi về làm dâu nhà chồng khi tôi 20 tuổi, chồng 25 tuổi mà chồng đã có thâm niên làm thợ trong đội xây dựng của chú ruột chồng được 7 năm. Vợ, chồng trẻ mới cưới nhưng bữa cơm ríu rít, đầm ấm bên nhau là điều xa xỉ, bởi chồng luôn phải theo công trình nay đây, mai đó.

Đến khi tôi mang bầu, có thương vợ lắm thì một tháng chồng cũng chỉ tranh thủ về với tôi được vài ba hôm. Tôi về nhà mẹ đẻ sinh con gái đầu lòng theo tục lệ ở làng. Ngày bế con ra viện tôi tủi thân nước mắt vòng quanh vì lúc ấy chồng tôi theo đội đi xa nhà cả mấy trăm cây số.

Qua lễ đầy tháng của con, mới thấy chồng tay xách nách mang nào quà cho vợ, nào quà cho con, rồi ôm mãi con bé chẳng muốn rời mà tôi cảm động không nói nên lời. Chồng tôi ít học vì theo nghề từ trẻ, nhưng anh thật hiền lành, tốt bụng nên trong xóm, ngoài làng ai cũng yêu quí. Đi làm xa thì thôi, chứ có mặt ở nhà là chồng luôn tay, luôn chân khi việc đồng áng, lúc việc nọ, việc kia giúp bố, mẹ giúp vợ, thậm chí việc hàng xóm, láng giềng cần đến anh cũng không chối từ.

Bạn bè tôi lẫn bạn bè anh đều cho rằng tôi tốt số, lấy được chồng vừa khỏe mạnh, được trai lại chiều vợ, thương con khó ai sánh bằng. Biết ơn chồng tôi cũng cố gắng chu toàn việc lao động cùng bố, mẹ chồng, việc nội trợ trong nhà và nuôi nấng chăm sóc con gái cho chồng yên tâm với công việc nặng nhọc, vất vả của mình ở chốn xa quê.

Su that cay dang sau don thuoc cua nguoi chong tre
Xa nhà, chồng tôi dính bẫy tình của gái làng chơi. (Hình minh họa)
Vợ, chồng trẻ vắng hơi nhau lâu cũng dễ sinh chuyện, nên thấy chồng tôi thưa ghé nhà, mẹ chồng giục để cháu gái cho bà trông, thu xếp lên thăm chồng kẻo "nó nhớ...". Thế nhưng công việc của chồng nay tỉnh này, mai huyện khác, lại ăn cơm bụi, ngủ lán tranh, tôi có theo chân chồng cũng bất tiện, vì vậy tôi nén lòng chờ chồng tranh thủ về với mẹ con tôi, chứ chưa một lần đến nơi chồng làm việc.

Ngày đầy tháng con gái chồng bận không về được, vậy mà đến hôm thôi nôi cho con, tôi thật buồn vì chồng báo vẫn không thể có mặt, với lí do công trình đang vào giai đoạn nước rút, để kịp bàn giao nhà cho chủ. Buồn một chút thôi chứ đã chấp nhận lấy chồng làm nghề ăn cơm thiên hạ mà muốn lúc nào chồng cũng ở bên cạnh thì lấy đâu ra tiền nuôi con? Thế nhưng lâu quá chồng chưa ghé nhà làm tôi sinh nghi, vì anh em trong đội thợ quanh làng thỉnh thoảng vẫn về thăm vợ, con còn chồng tôi luôn kêu bận để vắng nhà. Ngày trước lĩnh lương xong mà không về được thì chồng hoặc là gửi bọn thợ mang về cho tôi, hoặc dồn lại 2 đến 3 kì lương có dịp lại đưa cho vợ không thiếu một đồng.

Vậy mà nay chồng không có lương cho mẹ, con tôi mà nghe đâu vừa rồi chồng tôi còn vay của mẹ anh một số tiền kha khá để chữa bệnh gì đó, nhưng lúc tôi hỏi thì mẹ chồng bảo họ chỉ đồn đãi linh tinh...

Sốt ruột, không yên tâm tôi giao con gái cho mẹ chồng rồi theo địa chỉ bọn thợ báo tôi tìm đến nơi chồng làm việc. Gặp chú ruột của chồng, ông bảo chồng tôi xin nghỉ buổi sáng nay để vào viện lấy thuốc chữa bệnh gì đấy mà đến chú chồng cũng không nói rõ.

Chồng ngỡ ngàng, lúng túng khi thấy tôi trong lán trại của anh, anh giấu vội túi thuốc và tờ đơn của bác sĩ. Tôi phải làm căng là nếu tôi không được biết bệnh tình của chồng tôi sẽ đưa đơn ra tòa ngay.

Lúc ấy chồng tôi mới thú nhận vì trót mê mẩn cô gái trẻ làng chơi, cô ta chiều chuộng chồng tới bến và cũng lột đến đồng lương cuối cùng của chồng rồi "lại quả" cho chồng căn bệnh giang mai, khiến chồng không dám về quê sợ lại lây cho vợ...

Tôi chết điếng khi rõ sự tình của chồng, tôi phải làm sao bây giờ, tôi còn đứa con gái bé bỏng của tôi ở quê nữa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.