Cặp đôi khóc lóc thảm thiết vì phải chia tay sau 8 năm yêu

35 tuổi, anh đã cầu hôn bạn gái một lần nhưng gia đình cô không đồng ý với lý do anh chưa có nhà riêng. Đến khi 38 tuổi, anh có nhà riêng vẫn không lấy được cô vì nhà gái gây khó dễ.

Cặp đôi ở Hồ Bắc (Trung Quốc) là mối tình đầu của nhau, gặp nhau tại một bữa tiệc. Năm chàng trai 35 tuổi, cô gái 26 tuổi, anh đã cầu hôn bạn gái một lần nhưng gia đình cô không đồng ý vì anh chưa có nhà riêng.

Ở tuổi 38, chàng trai được gia đình dồn hết tiền tiết kiệm để mua một căn nhà ở thành phố. Tuy nhiên, nhà gái yêu cầu tên con gái mình phải được viết trong sổ đỏ kèm theo tiền sính lễ mới được làm đám cưới.

Theo cha mẹ cô gái, trong làng nhiều người cùng tuổi với cô đều lấy chồng sung túc, được chồng mua xe hơi, ở nhà lớn và tiền sính lễ rất cao, khoảng 300 nghìn nhân dân tệ (gần 1 tỷ đồng). Hơn nữa, cô gái là một trong số hiếm các cô gái trong làng đi học đại học, vì vậy nhà trai phải trả đủ số tiền sính lễ 500 nghìn tệ (hơn 1,6 tỷ đồng) mới chấp nhận hôn lễ.

Chuyện sính lễ khiến hai bên xảy ra cãi vã vì gia đình nhà trai không thể đáp ứng. Cuối cùng, cha mẹ của chàng trai buông bỏ: "Tôi không tin con trai mình độc thân mãi, kết hôn hay không cũng được".

Cap doi khoc loc tham thiet vi phai chia tay sau 8 nam yeu

Cặp đôi khóc lóc thảm thiết vì phải chia tay sau 8 năm yêu nhau. Ảnh: Sohu

Yêu nhau 8 năm, đôi trẻ chưa bao giờ có ý định từ bỏ nhau. Chỉ bởi hai bên gia đình mâu thuẫn tiền sính lễ mà cặp đôi phải chia tay. Họ không đành lòng nên ôm nhau khóc thảm thiết.

"Sao anh không vay tạm trước số tiền đó rồi sau này tính tiếp?" - cô gái hỏi.

"Nhưng số tiền quá lớn, dù anh có muốn cũng không biết vay ai" - chàng trai bối rối trả lời.

"Chúng ta thực sự phải chia tay sao? Chúng ta đã ở bên nhau 8 năm rồi" - cô gái khóc nói tiếp.

Chàng trai chỉ biết ôm bạn gái đau khổ: "Nếu số tiền sính lễ vẫn không thay đổi thì anh thực sự không còn cách nào khác là phải chia tay. Anh không làm được gì hơn nữa. Anh xin lỗi em".

Đàn ông Trung Quốc phải bỏ ra bao nhiêu tiền mới cưới được vợ?

Theo The Paper, thành phố Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên là một trong những địa phương có "giá cô dâu", mức sính lễ cưới hỏi, cao tại Trung Quốc.

Cuối tháng 3, nhiều cư dân đã gửi ý kiến phản ánh đến chính quyền địa phương rằng những năm qua, dù đã có văn bản quy định về "tiêu chuẩn tổ chức đám cưới", song nạn "hét giá" cô dâu vẫn còn tồn tại.

Trên thực tế, đa số người dân ở Lương Sơn đều thấy phản cảm trước thực trạng giá lễ vật cao ngất ngưởng và các đám cưới được tổ chức với quy mô "khủng". Không ít gia đình bất lực khi không thể đủ kinh tế để cưới vợ cho con, khiến họ rơi vào vòng luẩn quẩn.

Các ý kiến của người dân đều cho rằng nên có một giới hạn nhất định về tiền sính lễ và "giá sính lễ rước dâu".

Ngày 15/4, văn phòng dân sự Lương Sơn đã đưa ra câu trả lời trước phản ảnh của người dân.

Cap doi khoc loc tham thiet vi phai chia tay sau 8 nam yeu-Hinh-2

Ảnh minh hoạ.

Theo đó, cơ quan này xác nhận trong những năm gần đây, tại một số khu vực trên địa bàn, đặc biệt là huyện Đại Lý Sơn, có tình trạng lễ vật đính hôn quá cao. Đây là xu hướng không lành mạnh, trở thành vấn đề được xã hội quan tâm.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc nhiều lần đưa tin về những câu chuyện nhức nhối liên quan đến khó khăn của nam giới khi lễ vật cưới quá cao.

Một đôi tình nhân ở Cam Túc đã phải chia tay sau nhiều năm hẹn hò vì giá quà cưới nhà gái đưa ra lên tới 300.000 nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng), vượt quá khả năng kinh tế của chàng trai.

Năm 2017, cuộc tranh cãi về món quà đính hôn đã khiến một chú rể ở tỉnh Hà Nam tức giận, giết vợ ngay trong đêm tân hôn. Gia đình anh đã phải gánh khoản nợ gần 45.000 USD để lo số tiền thách cưới 16.300 USD và trang trải chi phí tiệc cưới.

Các địa phương đã đưa ra văn bản quy định giá cô dâu trong các cuộc hôn nhân ở nông thôn không được vượt quá 80.000 nhân dân tệ (288 triệu đồng), đối với công chức không vượt quá 60.000 tệ (216 triệu đồng).

Tuy nhiên, việc quản lý vấn nạn giá quà cưới quá cao là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự tham gia chung của toàn xã hội.

Giá sính lễ ngày càng cao được cho xuất phát từ chênh lệch nam nữ lớn tại đất nước tỷ dân. Trước tình trạng nhà gái thách cưới quá cao, ngày càng nhiều đàn ông Trung Quốc chật vật tìm cách cưới vợ, thậm chí phải từ bỏ mơ ước lập gia đình.

Theo cuộc khảo sát trực tuyến của một trang web mai mối Trung Quốc, gần 80% đàn ông độc thân coi tiền thách cưới cao là không thể chấp nhận được.

Đòi tiền chú rể trong đám cưới, cô dâu bị hủy hôn ê chề

Trước khi về nhà chồng, cô dâu phải làm lễ lên xe hoa nhưng để lên xe, cô lại đòi thêm 60.000 nhân dân tệ (khoảng 204 triệu đồng), khiến chú rể tức đến mức bật khóc ngay tại chỗ.

Từ xa xưa, đám cưới luôn là một nghi lễ được mọi người coi trọng. Những phong tục và nghi thức liên quan đến lễ cưới đương nhiên là rườm rà. Tại Trung Quốc, có cả lễ lên xe và xuống xe dâu. Tuy nhiên, cũng vì nhiều phong tục, lễ nghi, mà đem lại nhiều rắc rối, thậm chí có đám cưới còn bị huỷ.

Nhà chồng chưa cưới đột nhiên giảm tiền sính lễ, tôi hủy hôn

Mọi chuyện tưởng suôn sẻ, ai ngờ gần này cưới, bố mẹ chồng tương lai bảo với tôi sẽ không có 50 triệu tiền sính lễ, giảm còn 30 triệu.

Khi tôi gặp chồng, anh vừa ra trường. Anh là "tân binh" mới của công ty tôi với mức lương chỉ 8 triệu đồng một tháng. Tôi thì học xong trung cấp, đi làm được hai năm nay rồi. Đương nhiên, tôi có kinh nghiệm và mức lương cao hơn anh.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh là một người hiền lành, ít nói và hay bị đỏ mặt. Chính sự nhút nhát của anh khiến tôi có phần quan tâm hơn nên càng giúp đỡ nhiệt tình trong công việc. Khi quen nhau một thời gian, anh tâm sự rất biết ơn tôi vì những gì tôi đã làm cho anh. Cũng nhờ tôi mà anh có động lực cố gắng trong công việc, đạt được những thành quả như ý.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.