Cấp cứu vì uống rượu khiến triglycerides cao gấp 30 lần

(Kiến Thức) -Bệnh viện Quân y 354 vừa cấp cứu điều trị cho một bệnh nhân do uống rượu nên bị loét hành tá tràng, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tổn thương gan thận… 

...và đặc biệt là bị rối loạn chuyển hóa lipit nặng, triglycerides cao gấp gần 30 lần giới hạn bình thường. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận… nguy hiểm tính mạng.
Sau uống rượu máu đục đặc như sữa
Bệnh nhân Lê Quang K. (52 tuổi ở Hà Nội) sau uống rượu phải nhập viện cấp cứu vì đau bụng cấp, buồn nôn, bụng trướng, đầy tức khó chịu và choáng váng... Thăm khám cho thấy bệnh nhân bị huyết áp cao 160/80mmgHg, loét hành tá tràng, thiếu máu cơ tim, cặn sỏi, tổn thương gan thận đặc biệt là rối loạn chuyển hóa lipit rất nặng: Cholesterol 6,7mmol/l gấp 3 lần mức giới hạn tốt cho cơ thể; triglyceride 30,9mmol/l tăng gấp gần 30 lần (mức giới hạn tốt là 1,7mmol/l), khiến cho máu bệnh nhân trông đục đặc như sữa... Nguy cơ bệnh nhân bị viêm tụy cấp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim rất cận kề. Sau 4 ngày điều trị tích cực, triglyceride đã giảm xuống còn 4,35mmol/l.
Cap cuu vi uong ruou khien triglycerides cao gap 30 lan
Theo BSCK II Vũ Đức Chung thì số người bị rối loạn chuyển hóa lipit phải cấp cứu ngày càng nhiều. 
BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 354 cảnh báo, gần đây, ngoài những trường hợp viêm tụy cấp, xuất huyết dạ dày và loạn thần sau uống rượu phải nhập viện thì số người bị rối loạn chuyển hóa lipit phải cấp cứu ngày càng nhiều. Nhiều lúc trong khoa có tới 3 – 5 người, chiếm 10% số bệnh nhân nhập viện vì nguyên nhân này. Ngoài cholesterol tăng cao, đại đa số bệnh nhân có hàm lượng triglycerides cao gấp 15 – 17 lần giới hạn cho phép đi kèm với rất nhiều tổn thương thực thể do uống rượu và rối loạn chuyển hóa gây ra. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng nặng nề, dễ tử vong
BSCK II Vũ Đức Chung cho hay, triglycerides là những hợp chất hóa học cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết cho sự chuyển hóa. Nó là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta tiêu thụ với thành phần chính yếu là dầu thực vật và mỡ động vật. Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong cơ thể. Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường... và đặc biệt là uống nhiều rượu. Bởi uống rượu có thể làm tăng mức triglycerides trong máu vì kích thích gan sản xuất thêm axit béo. Khi uống quá nhiều cộng với thức ăn nhiều mỡ, tiết canh, hải sản, thịt chó, lục phủ ngũ tạng... sẽ khiến mức triglycerides - huyết tăng đột biến.
BSCK II Vũ Đức Chung phân tích, bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid... Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao hay rối loạn lipit máu, máu nhiễm mỡ. Khi có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt). Bình thường nếu mỡ máu tăng cao cũng không gây tử vong ngay trong thời gian ngắn, nhưng những biến chứng của nó cũng nguy hiểm không kém bất cứ căn bệnh chết người nào. Nếu không điều trị, về lâu dài sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng như bị mỡ đóng vào trong mạch máu, tạo thành một mảng xơ vữa... dễ dẫn đến tình trạng tắc mạch máu hoặc làm vỡ mạch máu. Đặc biệt, những người có mỡ máu cao, tình trạng mạch máu bị bít, hẹp mạch máu nhiều hơn. Nếu xảy ra ở não thì gây nên tai biến mạch máu não; nếu ở ruột gây tắc mạch máu nuôi ruột dẫn đến hoại tử ruột; ở tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim; ở chi gây tắc mạch máu chi... 7 nguy hiểm từ mỡ máu cao là viêm tụy, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, đột quỵ, sa sút trí tuệ, đau và tê chân, bệnh gan... Nhưng khi uống rượu, triglycerides tăng cao đột biến khiến cho các biến chứng xảy ra nhanh người bệnh rất dễ dàng bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm tụy cấp và suy gan, thận cấp...
Theo BSCK II Vũ Đức Chung, để phòng mỡ máu tăng cao, chế độ ăn có nhiều chất xơ, rau, hoa quả là rất tốt cho việc phòng ngừa và điều trị được căn bệnh này. Đặc biệt, người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hay thuốc lá. Sau uống rượu mỡ máu tăng cao đột biến cần phải cấp cứu điều trị để tránh tai biến.

Dinh dưỡng sau tai biến ngừa di chứng bệnh tật

(Kiến Thức) - Để làm nhẹ hoặc ngăn chặn các biến chứng và di chứng tiến triển sau khi tai biến, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng cần được quan tâm.

Chọn đạm thực vật
Chế độ ăn uống cho người bị tai biến nên tuân thủ nguyên tắc: Đảm bảo đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để tránh tình trạng bệnh nhân đói, tránh hiện tượng cơ thể tự tiêu chất đạm. Mức năng lượng trung bình cần ăn của một người khoảng 25 - 35kcal/kg/ngày. Về tỷ lệ giữa tinh bột, chất đạm và chất béo, có thể dựa theo nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y tế cho người bình thường. Lượng chất tinh bột chiếm khoảng 55 - 65% năng lượng, chất đạm nên chiếm khoảng 12 - 18% và chất béo nên chiếm khoảng 18 - 25%. Trong khẩu phần, nên ăn nhiều cá (3 - 5 bữa/tuần) vì chất béo omega-3 có nhiều trong cá giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu hoặc xơ vữa động mạch.

Đứt mạch máu não, đã đóng quan tài, đột nhiên sống dậy nhờ thìa thuốc lạ

Người dân xóm Phúc Lộc (xã Cao Ngạn, TP. Thái Nguyên), đồn ông Nông Viết Chương là người giời, bởi ông bị tai biến, đứt vỡ hết mạch máu não, bị bệnh viện trả về, đã đóng quan tài, bỗng nhiên sống dậy.

Nhà ông Chương ở trong con ngõ sâu trên quả đồi thấp, trong khu dân cư nghèo ngoại ô TP. Thái Nguyên. Ông Chương - người bị tai biến năm nay 57 tuổi, khuôn mặt khắc khổ, già nua của người có cuộc sống vất vả, lại mắc trọng bệnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.