Cảnh báo sốt xuất huyết ở người lớn

Sốt xuất huyết vừa tăng theo chu kỳ dịch lại gây biến chứng nhanh.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, BV Bệnh nhiệt đới, cho biết thời gian gần đây sốt xuất huyết (SXH) người lớn tăng khá nhiều, chiếm 30%-40%.
Đáng lưu ý là SXH ở người lớn không được quan tâm đặc biệt vì người lớn chủ quan, khi bị sốt thường không theo dõi và xử trí phù hợp dẫn đến biến chứng nặng của bệnh. Bệnh nhân thường suy đa tạng, rơi vào sốc, đặc biệt với biến chứng viêm cơ tim, sốc tim thì tử vong nhanh chóng. Không những thế, khi người lớn bị SXH thường đi khám ở những nơi gần nhà hoặc tự ý truyền dịch dẫn đến các biến chứng kèm theo như tràn dịch màng phổi, màng bụng, màng bao gan.
Tại khoa Nhiễm D, chúng tôi gặp trường hợp bà NTT (45 tuổi, ngụ Sóc Trăng). Bà T. cho biết mình vốn là người khỏe mạnh. Trước đó một tuần, bà bị SXH dạng bệnh không điển hình vì không thấy ban xuất huyết ngoài da. Do nghĩ bệnh nhẹ nên bà không vào bệnh viện điều trị mà tự mua dịch về nhà và nhờ người truyền. Khi truyền chai thứ nhất không thấy vấn đề gì, truyền sang chai thứ hai bà T. bị choáng, đầu đau như búa bổ. “Vào bệnh viện BS mới nói là vừa may, nếu trễ thêm chút nữa tôi đã hôn mê, thậm chí chết rồi” - bà T. kể lại.
Canh bao sot xuat huyet o nguoi lon
BS Nguyễn Thanh Phong khám bệnh cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Ảnh: HẢI ÂU 
Qua đây, BS Nguyễn Thanh Phong khuyến cáo: “Thường với SXH Dengue người bệnh cần đặc biệt quan tâm là từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy của bệnh. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nôn ói nhiều, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu hay đi cầu phân đen… thì phải theo dõi, xử lý kịp thời. Điều khác với nhiễm siêu vi là da bệnh nhân ửng đỏ lên, nếu sốt mà kèm theo triệu chứng điển hình như vậy thì nên nghĩ SXH” - BS Phong nói.
Các BS lưu ý sốt xuất huyết dễ bị biến chứng khi chúng ta lao động hay vận động quá nặng trong thời gian bị bệnh, truyền dịch với tốc độ quá nhanh và số lượng quá nhiều trong lúc bệnh. Người bệnh cũng dễ bị biến chứng nặng khi tiếp xúc với gió mạnh, gió lạnh. Nếu như bị đồng nhiễm với các virus, vi khuẩn khác thì tình trạng sẽ trầm trọng thêm.
Mọi người nên chú ý khi có các dấu hiệu bệnh nặng như sốt có xuất huyết ổ, cục, máu tụ ngoài da, sốt kèm theo đau bụng, kèm theo đi tiểu ra máu, sốt kèm theo đi ngoài phân đen... Đặc biệt người bệnh bị mất ý thức đột ngột thì đó là một triệu chứng rất nặng, cảnh báo sốt xuất huyết thể não. Trong trường hợp này, người bệnh cần được đến ngay bệnh viện để được theo dõi, điều trị.
_____________________
Trung bình mỗi tuần khoa Nhiễm D, BV Bệnh nhiệt đới TP tiếp nhận điều trị 40-60 bệnh nhân điều trị nội trú, trong khi trước đó con số này chưa quá 40 người.
Theo thống kê mới nhất từ khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP, trong tuần qua toàn địa bàn TP có 230 trường hợp SXH, tăng 5% so với bốn tuần trước.

Báo động bùng phát dịch sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết đang có diễn biến nghiêm trọng tại khu vực Tây Nguyên. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc sốt xuất huyết tại Tây Nguyên đã tăng hơn 2,5 lần.

Mỗi ngày 35 - 45 người nhập viện vì sốt xuất huyết
Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết (SXH) lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố và thường tăng cao vào các tháng mùa mưa. Trong những tuần gần đây đã ghi nhận số mắc tập trung tại một số tỉnh, đặc biệt tại 4 tỉnh Tây Nguyên là: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và một số tỉnh khu vực miền Nam, miền Trung như: An Giang, Đồng Tháp, TP HCM, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.

Một sinh viên 19 tuổi tử vong do sốt xuất huyết tại Hà Nội

Theo tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội vào chiều 21/5, hiện trên địa bàn thành phố đã ghi nhận trên 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Theo tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội vào chiều 21/5, hiện trên địa bàn thành phố đã ghi nhận trên 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 190 xã, phường ở 26 quận, huyện (tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2016), trong đó đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên là một nữ sinh viên 19 tuổi của Học viện Ngân hàng (thuê trọ tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.