Cảnh báo lạnh người về sự tồn vong của loài chim cánh cụt hoàng đế

Theo các nhà nghiên cứu, chim cánh cụt hoàng đế - loài chim cánh cụt lớn nhất trên Trái đất - khó có thể sống sót qua cuối thế kỷ này nếu tốc độ phát thải khí nhà kính và tình trạng băng tan tiếp tục với tốc độ nhanh như hiện nay.

Canh bao lanh nguoi ve su ton vong cua loai chim canh cut hoang de

Một nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia quốc tế về chim cánh cụt đã tiết lộ rằng, 70% lãnh địa của chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực có thể bị tuyệt chủng vào năm 2050 nếu tốc độ băng tan tiếp diễn với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Điều này sẽ làm cho loài chim cánh cụt này "gần như tuyệt chủng", tức là các cá thể còn sót lại sẽ không phục hồi và cuối cùng sẽ chết.

Tác giả chính Stephanie Jenouvrier, một nhà sinh thái học chim biển tại Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts, Mỹ cho biết: “Với sự thay đổi khí hậu nhanh chóng và tình trạng băng tan, viễn cảnh này không còn quá xa xôi”.

Phát hiện này đã khiến Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ (USFWS) đề xuất liệt kê chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) là loài bị đe dọa theo Đạo luật về các loài nguy cấp (ESA). Nếu các biện pháp bảo tồn được thông qua, loài chim này vẫn có thể tồn tại trong những thập kỷ tới.

Vấn đề chính mà chim cánh cụt hoàng đế phải đối mặt là băng tan ở Nam Cực do nhiệt độ toàn cầu tăng cao. "Chim cánh cụt hoàng đế phụ thuộc vào lớp băng để sinh sản, thay lông và kiếm ăn", Jenouvrier nói, vì vậy nó rất quan trọng cho sự tồn vong của chúng.

Jenouvrier nói: “Nếu có quá ít băng, chim cánh cụt con có thể chết đuối khi băng tan vỡ sớm. Nếu có quá nhiều băng, các chuyến đi kiếm ăn sẽ trở nên quá dài, trong khi chim trưởng thành và chim non có thể bị chết đói."

USFWS đang nỗ lực vận động để đưa chim cánh cụt hoàng đế vào danh sách bị đe dọa theo ESA.

Hài hước chim cánh cụt "FA", còn phải làm giáo viên bất đắc dĩ

(Kiến Thức) - Chim cánh cụt hoàng đế sinh sống tại nơi rét lạnh nhất thế giới, đó là Nam Cực. Trong môi trường sống khác nghiệt như thế, sinh tồn được đã rất khó khăn. Vì vậy chuyện sinh con, nuôi dưỡng con lại càng chật vật.

Theo tìm hiểu, khi những con chim cánh cụt con dần lớn lên, chim cánh cụt cha mẹ sẽ bỏ lại con mình, ép buộc chúng phải trở nên độc lập.
Thế nhưng, những con chim cánh cụt con không có kinh nghiệm sinh tồn chẳng thể làm gì nếu không có sự chăm sóc, dạy bảo của chim cánh cụt trưởng thành. Lúc này, đến phiên những "giáo viên mầm non" xuất hiện.
Hai huoc chim canh cut
 
Giáo viên mầm non thực chất là những con chim cánh cụt độc thân. Sau khi chim cánh cụt cha và mẹ rời đi, những con chim cánh cụt bị bỏ lại tụ tập lại một chỗ, cùng nhau học cách sinh tồn, thực sự rất giống một vườn trẻ.
Lúc này, chim cánh cụt độc thân sẽ làm bạn với những con chim cánh cụt con thêm một đoạn thời gian nữa, cho đến khi những con chim cánh cụt con cứng cáp và có nhiều kinh nghiệm sinh tồn.
Hai huoc chim canh cut
 
Tuy nhiên, chăm sóc những con chim cánh cụt non nớt thực sự không phải là công việc thoải mái, nhẹ nhàng gì. Hơn nữa, thân phận FA, chưa có đôi có cặp lại phải "chăm con", những "giáo viên mầm non" này tâm tình cũng không được vui vẻ gì cho cam.
Hai huoc chim canh cut
 
Trong một đoạn clip ghi lại tại Nam Cực, con chim cánh cụt độc thân đảm nhiệm chức vụ "giáo viên mầm non" có dáng vẻ trông vừa buồn cười vừa đáng thương.
Trong khi những con chim cánh cụt con xếp hàng đi về phía trước, ở phía cuối, một con chim cánh cụt trưởng thành đi chậm chậm theo sau. Dáng vẻ của nó thực sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ, giống như muốn nói: "Độc thân đã thảm lắm rồi còn phải giúp đôi lứa nuôi nấng con cái!", khiến người xem vừa thương vừa không nhịn được cười.

Ấn tượng cảnh chim cánh cụt hoàng đế "xâm chiếm" cả Nam Cực

Trong hơn 20 lần thám hiểm đến Nam Cực, nhiếp ảnh gia Sue Flood đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và chụp ảnh loài chim cánh cụt hoàng đế ở nơi đây.

An tuong canh chim canh cut hoang de
Thời tiết khắc nghiệt lạnh tới âm 50 độ C cản trở nhiếp ảnh gia Sue Flood rất nhiều trong quá trình thám hiểm và ghi lại hình ảnh của loài chim cánh cụt hoàng đế sinh sống tại Nam Cực. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.