Cận cảnh loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng chúng là giun đất, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn tí hon thè ra khiến họ giật mình hãi hùng.

Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng chúng là giun đất, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn tí hon thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.
Chúng chính là loài rắn có tên gọi là rắn giun, có thể được bắt gặp tại nhiều nơi ở Việt Nam, từ miền Bắc cho tới miền Nam, thậm chí là ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Đúng như tên gọi của mình rắn giun có một ngoại hình rất giống với loài giun đất thường gặp với đầu tròn, có màu nâu bóng. Chúng thường sống dưới mặt đất, các đống đổ nát hoặc củi mục.
Can canh loai ran sieu ti hon cuc la o Viet Nam
 
Phải nhìn thật kỹ mới có thể nhận ra chúng không phải là giun, qua các đặc điểm sau: cơ thể có vảy và không phân đốt, có một đôi mắt nhỏ xíu trên đầu, có miệng mở ra được, và đặc biệt là có chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn. Nếu như giun đất sống bằng mùn cây thì thức ăn chủ yếu của rắn giun là trứng kiến và mối.
Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.
Một đặc điểm kỳ lạ khác của rắn giun là chúng có thể sinh sản mà không cần đến con đực. Giun đất đẻ mỗi lần khoảng 8 trứng, trong kiểu sinh sản không cần thụ tinh này, tất cả trứng nở ra đều là con cái.
Can canh loai ran sieu ti hon cuc la o Viet Nam-Hinh-2
 
Loài rắn này được tìm thấy trên khắp Việt Nam, Thái Lan, bán đảo Malaysia, và Singapore. Nó cũng được ghi nhận từ Châu Phi, vùng Trung Đông, các vùng còn lại của châu Á nhiệt đới và một số khu vực của châu Á có khí hậu ôn hòa, các đảo trên Thái Bình Dương, châu Mỹ (Mexico, Hoa Kỳ), Australia.
Số lượng loài rắn này tương đối ít, có lẽ là do đặc điểm sinh tồn riêng và sự sinh sản đơn tính chứ không hẳn do các hoạt động của con người.

Xem rắn độc mắc nghẹn vì cố nuốt chửng đồng loại

Con rắn leo cây tung nhát cắn chí mạng vào đầu đồng loại. Trong khi tìm cách nuốt chửng, con rắn độc mắc nghẹn do con mồi lớn hơn mình.

Xem ran doc mac nghen vi co nuot chung dong loai
Khi đang đi dạo ở một khu vườn ở Lower Zambezi, nhiếp ảnh gia Paula Masterson đã bắt gặp khoảnh khắc khiến ông "dựng tóc gáy". Đó là màn săn mồi của một con rắn với đồng loại của nó. Con rắn độc mắc nghẹn vì cố nuốt chửng đồng loại. Hai con rắn đu mình trên cây quyết đấu với nhau (ảnh).
Xem ran doc mac nghen vi co nuot chung dong loai-Hinh-2
  Cuối cùng một con giành chiến thắng trước đồng loại của mình. Nó nhanh chóng tìm cách nuốt chửng con mồi.
Xem ran doc mac nghen vi co nuot chung dong loai-Hinh-3
Con rắn phải mất một tiếng loay hoay cố nuốt chửng đồng loại. Do con rắn to ngang ngửa với thân hình của mình nên kẻ chiến thắng không dễ để thưởng thức bữa ăn từ cuộc săn mồi này. 
Xem ran doc mac nghen vi co nuot chung dong loai-Hinh-4
 Và bất ngờ, khi nuốt chửng được gần hết con mồi, con rắn có biểu hiện mắc nghẹn, nó không thể tiếp tục nuốt và dần dần nhả con mồi ra.
Xem ran doc mac nghen vi co nuot chung dong loai-Hinh-5
 Kẻ chiến thắng cuối cùng không thể làm gì với con mồi của mình, đành phải nhả con rắn kia ra. 
Xem ran doc mac nghen vi co nuot chung dong loai-Hinh-6
 Kỳ lạ là con rắn suýt bị nuốt chửng đã hồi tỉnh sau khi rơi từ trên cây xuống vì màn nuốt mồi không thành của đồng loại. 
Xem ran doc mac nghen vi co nuot chung dong loai-Hinh-7
  Nhưng phần đầu của nó bị thương khá nặng và chảy rất nhiều máu.

Rắn san hô và những khám phá gây sốc nhất

(Kiến Thức) - Rắn san hô có họ với rắn hổ mang, rắn độc Châu Phi và rắn biển, ăn thịt tất cả những loài rắn khác kể cả rắn hổ mang.

Ran san ho va nhung kham pha gay soc nhat
Rắn san hô tạo ra nọc  độc và nhằm tới bộ não và hệ thống thần kinh. Nọc độc của chúng sẽ phát huy sau khoảng 12 giờ. 
Ran san ho va nhung kham pha gay soc nhat-Hinh-2
 Không giống như nhiều loài rắn khổng lồ khác, rắn san hô không có răng nanh chắc và khỏe, vì vậy nó nhai con mồi với mục đích là để tạo ra độc tố.

Rợn người những “dị nhân” có sở thích sống chung với rắn

(Kiến Thức) - Rắn được xếp vào loài bò sát nguy hiểm với con người. Ấy vậy mà không ít lại có sở thích sống chung với rắn vô cùng rùng rợn.

Ron nguoi nhung
Cách đây không lâu, dư luận Trung Quốc không khỏi choáng váng khi biết tin một chàng thanh niên 9x sống chung với rắn độc.  
Ron nguoi nhung
 9x này thu thập đủ khoảng 20 con rắn với các chủng loại rắn với màu sắc khác nhau. Cậu còn mua cả hệ thống sưởi ấm bằng nhiệt cho những chú rắn cưng của mình, thậm chí cả lồng ấp trứng để chào đón rắn con chào đời. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.