Cái kết của người vợ ở nhà nội trợ suốt 7 năm hôn nhân

Cô phải ở nhà chăm sóc cậu con trai bị sinh non ngay sau khi kết hôn và đảm đương mọi công việc nhà.

Người phụ nữ họ Wang đến từ thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, phải ở nhà và chăm sóc cậu con trai bị sinh non ngay sau khi kết hôn với chồng, họ Tan, vào năm 2015. Wang cũng đảm đương mọi công việc nhà khi Tan làm việc toàn thời gian.

Tình cảm của họ nguội lạnh chỉ sau vài năm kết hôn và quyết định sống riêng từ năm 2021. Kể từ đó, Wang sống với cậu con trai và làm việc bán thời gian.

Trong quá trình ly hôn, Wang đòi Tan bồi thường cho công việc nội trợ và nuôi dạy con cái mà cô đã đảm nhận một mình. "Wang nói rằng cô ấy đã làm nội trợ toàn thời gian sau khi kết hôn với Tan và làm tất cả các công việc nhà bao gồm giặt giũ, nấu nướng, chăm sóc con cái và mua sắm. Vì vậycô yêu cầu được bồi thường", một thư ký luật họ Zhang tại tòa án địa phương cho biết.

Cai ket cua nguoi vo o nha noi tro suot 7 nam hon nhan

Bà nội trợ Wang đòi chồng cũ bồi thường cho công việc nội trợ và nuôi dạy con cái mà cô đã đảm nhận một mình.

Zhang cho rằng Tan rất ít tôn trọng giá trị của công việc nhà mà vợ làm và anh không đồng ý rằng cô đã đóng góp đáng kể cho gia đình về mặt tài chính. Kết quả vụ ly hôn, tòa án phán quyết Tan phải trả một lần khoản tiền bổi thường 30.000 nhân dân tệ (4.500 USD) cho Wang vì cô là người chăm sóc gia đình toàn thời gian trong 7 năm hôn nhân. Ngoài ra, người chồng còn phải trả tiền cấp dưỡng để chăm sóc cậu con trai 7 tuổi đang sống cùng mẹ.

Vụ việc nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người cho rằng số tiền Wang nhận được quá nhỏ so với khối lượng công việc nhà mà cô đảm nhận suốt 7 năm qua.

- "Làm một bà nội trợ rẻ đến thế sao? Có thể thuê bảo mẫu với số tiền như vậy không?",

- "Các bà nội trợ không phải là bảo mẫu miễn phí. Ai cũng biết làm vợ khó hơn nhiều so với làm bảo mẫu. Không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều phụ nữ sợ hãi việc kết hôn và sinh con",

- "Tôi là một bà nội trợ trong 7 năm, tôi cảm thấy cô đơn, bị cô lập và thất vọng khi không có mạng xã hội, vì vậy tôi sẽ không bao giờ khuyến khích con gái mình làm điều tương tự"...

Phụ nữ làm nội trợ ngày càng được coi trọng

Tại nhiều nước, đặc biệt là khu vực Á Đông, quan niệm "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều thế hệ, ám chỉ việc phân công vai trò trong gia đình. Theo đó, đàn ông chịu trách nhiệm kiếm tiền, phụ nữ chăm lo nhà cửa. "Công việc" áp lực, khó khăn

Nấu ăn ngày 3 bữa, giặt giũ, ủi quần áo, chăm con, lau nhà, rửa bát, xếp chỗ nọ, dọn chỗ kia… Hàng loạt công việc nhỏ nhặt, không tên, cũng không được trả công luôn được mặc định dành cho người phụ nữ trong gia đình, lặp đi lặp lại với cường độ cao.

Trong mắt người ngoài, công việc của một bà mẹ toàn thời gian không cần đối mặt với áp lực nơi công sở, chẳng cần để ý sự soi mói của cấp trên, nhàn hạ ở trong nhà "nắng không đến mặt, mưa chẳng đến đầu".

Tuy nhiên, chỉ những bà nội trợ, nhất là từng nuôi con nhỏ mới hiểu rằng vừa chăm con vừa làm việc nhà phức tạp và mệt mỏi như thế nào. Nó giống như một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, từ bảo mẫu, dọn dẹp, đến giáo viên, đầu bếp, The Paper nhận định.

Cai ket cua nguoi vo o nha noi tro suot 7 nam hon nhan-Hinh-2

Những năm gần đây, công việc nội trợ của phụ nữ cũng nhận được nhiều sự cảm thông, trân trọng. Ảnh minh họa

Không chỉ vậy, nội trợ còn là một "công việc" có rủi ro cao, giống như việc ký hợp đồng giữa vợ và chồng.

Người đàn ông sẽ đảm nhiệm việc bên ngoài, người phụ nữ làm việc trong nhà. Tuy nhiên, phía nữ không được thống nhất về giờ giấc làm việc, tiền lương, bảo hiểm phúc lợi... Khi phá vỡ hợp đồng, người đàn ông về cơ bản không bị ảnh hưởng gì do có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, còn người phụ nữ chẳng thể nào quay lại vị trí xuất phát.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính rằng phụ nữ Trung Quốc dành gần 4 giờ làm việc không công mỗi ngày - gấp 2,5 lần nam giới và cao hơn mức trung bình, theo AFP.

Tương tự, ở Nhật Bản, các bà vợ dành thời gian làm việc nhà trung bình gấp 7 lần so với chồng. Theo cuộc khảo sát của Nippon, trong khi các ông chồng dành trung bình 37 phút để dọn dẹp, nấu nướng và các công việc nhà khác vào các ngày trong tuần thì các bà vợ mất 4 giờ 23 phút.

Ngay cả trong những ngày nghỉ, so với người chồng dành 1 giờ 6 phút cho việc nhà, những người vợ dành thời gian gấp 4 lần với 4 giờ 44 phút.

Trường hợp của bà Wang như một tín hiệu đáng mừng trong vấn đề công nhận tầm quan trọng và giá trị công việc của những bà nội trợ.

Trên nhiều diễn đàn, có người còn cho rằng Wang được nhận bồi thường quá ít, bà có thể kiếm được số tiền đó nếu ra ngoài làm việc chỉ trong vòng nửa năm.

Theo luật hôn nhân mới của Trung Quốc, vừa được áp dụng trong trường hợp của bà Wang, bên nào phải làm nhiều việc nhà hơn, bao gồm nuôi dạy con cái, chăm sóc người lớn tuổi và hỗ trợ công việc của người còn lại sẽ có quyền yêu cầu bồi thường khi ly hôn.

Tương tự ở Italy, luật pháp quy định nếu người mẹ toàn thời gian không có lỗi trong vụ ly hôn, người chồng cần phải trả cho vợ một khoản chi phí sinh hoạt nhất định nếu ly hôn, cho đến khi cô ấy tìm được việc làm hoặc một người chồng mới.

Những năm gần đây, công việc nội trợ của phụ nữ cũng nhận được nhiều sự cảm thông, trân trọng. Điều này còn được thể hiện ở xu hướng ngày càng nhiều đàn ông quyết định ở nhà làm nội trợ, chăm sóc con cái hay san sẻ nhiều hơn gánh nặng việc nhà với vợ.

Theo cuộc khảo sát của trang Teinei Tsuhan trên 250 nam và 250 nữ đang đi làm, độ tuổi 20-39 về sự phân công việc nhà, 72,8% đàn ông được khảo sát nói họ và vợ làm một lượng công việc nhà bằng nhau; 76,8% cho biết cùng vợ chăm con với thời gian tương đương.

Đi mua tôm né ngay 5 loại vì vừa bẩn vừa chứa chất bảo quản

Khi thấy những loại tôm này, bạn tuyệt đối không được mua vì chúng có chất lượng rất kém, có thể gây hại cho người sử dụng.

Tôm là thực phẩm bổ dưỡng, thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của người Việt. Thịt tôm rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất đạm, chất béo canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2... Ăn tôm thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể lực, xóa tan mệt mỏi... Loại thực phẩm này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

Tuy nhiên, khi đi chợ, các bà nội trợ cần né ngay vì đó là loại có chất lượng kém, có thể nhiễm các chất hóa học không có lợi cho sức khỏe.

Vào vụ ghẹ sữa tươi thơm ngon, các bà nội trợ mua cả yến nấu canh

Nhiều người đã ăn quen ghẹ sữa, họ đặt hàng liên tục thậm chí còn bỏ ăn cua bởi ghẹ sữa là hoàn toàn tự nhiên, giá rẻ lại sạch sẽ, an toàn.

Vao vu ghe sua tuoi thom ngon, cac ba noi tro mua ca yen nau canh

Với những người sinh ra, lớn lên ở những vùng ven biển thì những món ăn chế biến từ ghẹ sữa vốn đã rất quen thuộc. Ngược lại, cũng có nhiều người mới chỉ biết tới ghẹ sữa trong thời gian ngắn trở lại đây.

Chị Thanh, một chủ cửa hàng bán hải sản online lâu năm cho biết: "Mình bán ghẹ sữa cũng 3 năm nay rồi. Ghẹ sữa là hoàn toàn tự nhiên, vị giống với cua đồng, nhiều gạch, ngọt nước lại rất thơm ngon nhưng giá mềm hơn giá cua. Trung bình một kg ghẹ sữa tươi nhà mình bán với giá 50.000 đồng đến 55.000 đồng/kg. Ghẹ sữa xay sẵn giá 60.000 đồng đến 65.000 đồng/kg tùy từng thời điểm. Tầm tháng 6 tới tháng 10 là vào mùa, người dân ven biển đánh bắt được nhiều hơn thì ghẹ sữa sẽ có giá mềm hơn những mùa khác".

Vao vu ghe sua tuoi thom ngon, cac ba noi tro mua ca yen nau canh-Hinh-2

Trung bình một kg ghẹ sữa tươi được rao bán với giá 50.000 đồng đến 55.000 đồng/kg.

Chị Thanh cho biết, nhiều khách đã ăn quen vị của ghẹ sữa, họ chuyển hoàn toàn sang mua ghẹ về ăn thay cua vì ghẹ sữa rất sạch còn cua thì nuôi nhiều, vị tanh không thơm như ghẹ. Trung bình một ngày chị Thanh bán được khoảng 70 kg đến 1 tạ ghẹ sữa gồm cả bán buôn lẫn bán lẻ. Mùa hè thì chị bán đông khách hơn bởi trời nóng khách mua về nấu canh, nấu riêu nhiều.

Vao vu ghe sua tuoi thom ngon, cac ba noi tro mua ca yen nau canh-Hinh-3

Ghẹ sữa vị giống với cua đồng, thơm ngon, ngọt nước giá lại mềm hơn giá cua.

Cũng giống như cua, ghẹ sữa chế biến được nhiều món khác nhau. Ngoài xay nấu canh, nấu riêu, ghẹ sữa non còn được khách mua về rang me, tẩm bột chiên giòn, rang mắm tỏi, rang lá lốt… cả người lớn, trẻ nhỏ đều thích mê. Tiểu thương này còn cho hay, muốn biết ghẹ sữa non có tươi hay không cứ quan sát 2 càng lớn của ghẹ là biết. Càng lớn của ghẹ sữa có màu xanh thì ghẹ đó là tươi, mu ghẹ dày, ghẹ sẽ nhiều thịt, lọc nhiều gạch hơn, nếu lên thơm ngon, ngọt nước.

Vao vu ghe sua tuoi thom ngon, cac ba noi tro mua ca yen nau canh-Hinh-4

Ghẹ sữa làm được nhiều món nên khách thường mua cả chục cân về để tủ ăn dần.

Chị Ngọc ở Đống Đa, Hà Nội kể: "Nhà mình ở vùng biển nên từ bé đã quen ăn ghẹ sữa. Hầu như cả nhà chẳng bao giờ ăn cua mua ngoài chợ. Từ khi xuống thành phố học, không phải lúc nào cũng mua được ghẹ nên mới ăn cua. Thời gian nào có ghẹ là mình mua cả chục cân tích tủ ăn dần vì nhà mình đông người. Mùa hè mình chủ yếu nấu canh ghẹ còn thu đông trời lạnh mình hay làm ghẹ sữa sốt me hoặc rang lá lốt, 3 con mình đều thích. Mỗi bữa mình làm cả cân cũng hết".

Vao vu ghe sua tuoi thom ngon, cac ba noi tro mua ca yen nau canh-Hinh-5

Ghẹ sữa sốt me, rang lá lốt là những món được nhiều người thích.

Chị Thanh Ba ở Hà Đông, Hà Nội kể: "Mình rất thích ghẹ sữa sốt me, nấu canh chua cũng ngon, nước trong, vị ngọt thanh, đặc biệt không bị tanh như cua nuôi. Tủ lạnh nhà mình hầu như lúc nào cũng để sẵn ghẹ sữa để tiện là mang ra làm món".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.