Cách xử lý khi vô tình bị phơi nhiễm HIV

(Kiến Thức) - Nếu vô tình bị phơi nhiễm HIV do giẫm phải kim tiêm hoặc cứu người nhiễm HIV bị tai nạn dính máu, cần  xử lý thế nào?

Hỏi: Tôi rất sợ bị phơi nhiễm HIV khi vô tình giẫm phải bơm kim tiêm dính máu người nhiễm hoặc cứu người tai nạn bị nhiễm HIV và máu dính vào người... Nếu gặp phải tình huống đó,  tôi nên xử lý thế nào? (Trần Bình Minh, Hoàng Mai, Hà Nội).
Cach xu ly khi vo tinh bi phoi nhiem HIV
 
Trả lời: Theo Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thì khi phơi nhiễm HIV bạn nên xử lý nhanh theo hướng dẫn dưới đây.
1.Xử lý vết thương tại chỗ
Với tổn thương da chảy máu: Rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn, chú ý không nặn máu. Sau khi máu ngừng chảy, rửa lại vết thương bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút.
Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.
Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9%. Hoặc súc miệng bằng nước NaCL 0,9% nhiều lần.
2. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
Những người có nguy cơ phơi nhiễm cao:
- Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều
- Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
Người có nguy cơ thấp:
- Tổn thương da sây sát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít
- Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm lóet.
Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.
3. Điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus HIV (ARV)
Đối với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần điều trị. Với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV.
Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm 2-6 tiếng đồng hồ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 tiếng. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong bốn tuần và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC.
Hiện nay, chỉ các trường hợp bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn các trường hợp phơi nhiễm cộng đồng không được cấp chế độ này. Tuy nhiên, những người bị phơi nhiễm có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chi phí cho một lần điều trị phơi nhiễm bằng thuốc ARV do Việt Nam sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng.
Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được hai tuần, xét nghiệm đường máu. Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau một, ba và sáu tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau sáu tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

Những vụ công an, bác sĩ phơi nhiễm HIV kinh hoàng nhất VN

(Kiến Thức) - Chuyện công an hay y bác sĩ phơi nhiễm HIV do công việc như 18 nhân viên y tế Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa rồi không hiếm ở VN.

Nhung vu cong an, bác sĩ phoi nhiem HIV kinh hoang nhat VN
Sự việc 18 y bác sĩ phơi nhiễm HIV trong khi mổ đẻ ở BV Phụ sản HN gây rúng động dư luận. Sau ca phẫu thuật ngày 4/7, bệnh nhân N.T.H (Quảng Ninh) được cứu sống, nhưng 18 y bác sĩ trong kíp cấp cứu, phẫu thuật cho cô bị phơi nhiễm HIV.

Nhung vu cong an, bác sĩ phoi nhiem HIV kinh hoang nhat VN-Hinh-2
Trước đó, bệnh nhân N.T.H nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập, trụy tim mạch, máu phun ra ào ạt, sinh mạng chỉ tính theo tích tắc. Các bác sĩ không đủ thời gian xét nghiệm mà đưa ngay vào phòng mổ. Sau phẫu thuật, kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân mới có: dương tính với HIV. Khi đó, 18 người gồm bác sĩ cấp cứu, phẫu thuật và y sỹ phục vụ biết mình đã bị phơi nhiễm HIV.
Nhung vu cong an, bác sĩ phoi nhiem HIV kinh hoang nhat VN-Hinh-3
 Ngày 26/9/2011, ở Quảng Trị có 5 bác sĩ hộ sinh phơi nhiễm HIV khi mổ đẻ ở. Do sơ suất, 5 nhân viên y tế ở khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã bị sây sát,  kim tiêm đâm vào tay, máu của người bệnh có HIV bắn vào mắt... 

Trổ tài làm gỏi vịt quay giòn, ngon khó cưỡng

(Kiến Thức) - Với cách làm gỏi vịt quay dưới đây sẽ giúp bạn chống ngán khi ăn vịt quay.

Cách làm gỏi vịt quay vừa đơn giản lại không ngán. (Nguồn: Jiang Leg/youtube)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.