Cách sơ cứu khi bị bỏng điện, điện giật

(Kiến Thức) - Khi bị bỏng điện nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể lan rộng và gây nhiều tổn thương sâu với các mô dưới da.

Vụ việc nổ bốt điện ở Hà Nội xảy ra vào khoảng 15h15 ngày 17/11, trên đường Trưng Nhị (quận Hà Đông, TP Hà Nội) khiến 2 người bị bỏng nặng. 
Vậy bị bỏng điện nguy hiểm thế nào? Phải làm gì khi bị bỏng điện để hạn chế tổn thương? Kiến Thức xin gửi đến bạn một số thông tin tham khảo dưới đây.
Vết bỏng điện có thể biểu hiện ít hoặc không hề thấy trên da, nhưng những tổn thương có thể lan rộng sâu xuống các mô bên dưới da. Khi có một dòng điện mạnh truyền qua cơ thể bạn, thì những tổn thương bên trong, như rối loạn nhịp tim hay ngừng tim, có thể xảy ra.
Cach so cuu khi bi bong dien, dien giat
  Nếu nạn nhân đang thở, hãy che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc vô trùng, hoặc bằng vải sạch. Ảnh: khoahoc.tv
Đôi khi sức giật của điện có thể làm cho bạn bị văng ra hoặc bị ngã, gây gãy xương hoặc các chấn thương liên quan khác.
Nếu chẳng may bạn bị bỏng hoặc chứng kiến người bị bỏng điện thì cần ngay lập tức gọi cấp cứu nếu thấy người bị bỏng điện bị đau, lú lẫn, hoặc thay đổi nhịp thở, nhịp tim hay ý thức.
Trong khi chờ sự hỗ trợ từ y tế, nên thực hiện ngay những bước sơ cứu sau:
Trước tiên hãy quan sát, chú ý đừng chạm vào nạn nhân. Vì nạn nhân có thể vẫn còn tiếp xúc với nguồn điện. Khi chạm vào, người đó có thể truyền điện sang bạn.
Tìm và ngắt ngay nguồn điện nếu có thể. Nếu không, hãy di chuyển nguồn điện ra xa cả bạn và người bị thương bằng một vật không dẫn điện được làm từ bìa các tông, nhựa hay gỗ.
Sau khi di chuyển hoặc cắt được nguồn điện, thực hiện thao tác kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn (gồm: thở, ho hoặc cử động) của người bị nạn. Nếu không có, phải thực hiện ngay các thao tác hồi sức tim phổi.
Hồi sức tim phổi bao gồm hà hơi thổi ngạt miệng-miệng và bóp tim ngoài lồng ngực để giữ cho máu có oxy đến được não và các cơ quan trọng yếu khác cho đến khi việc điều trị chính qui hơn có thể phục hồi nhịp tim bình thường.
Trong quá trình sơ cứu cần chú ý đề phòng sốc cho nạn nhân. Nên đặt nạn nhân nằm xuống ở tư thế đầu hơi thấp hơn thân người và kê cao chân.
Nhớ che phủ vùng bị bỏng. Nếu nạn nhân đang thở, hãy che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc vô trùng, hoặc bằng vải sạch. Không sử dụng vải màn hay khăn mặt. Các sợi vải lùng nhùng có thể dính vào vết bỏng.
Sau đó hãy nhanh chóng đưa người bị nạn tới bệnh viện, trung tâm y tế cấp cứu.

Ngư dân Quỳnh Lưu kể chuyện bắt được cá khủng mùa bão

Mùa bão, ngư dân vùng biển Quỳnh Lưu, Nghệ An đánh được cá khủng không phải hiếm gặp.

Tàu cá của ngư dân Đào Văn Huân đã đưa con cá mặt trăng nặng gần 1 tấn cập cảng trước khi bão Thần sét đổ bộ ít ngày.

Đã mắt nhìn mẻ cá bè vàng lịch sử 160 tấn nằm gọn trong lưới

Chiều 13/3, chuyến tàu cuối cùng chở mẻ cá bè vàng lịch sử 160 tấn của ngư dân Lê Văn Tuấn ( 38 tuổi, trú thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt, huyện Gio Linh) đã cập cảng Cửa Việt.

Da mat nhin me ca be vang lich su 160 tan nam gon trong luoi
Người dân Quảng Trị đã đón chào anh Tuấn với niềm hân hoan, vui sướng. Đích thân ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã đến cảng cá Cửa Việt (huyện Gio Linh) để đón và tặng hoa chúc mừng anh Tuấn. Chứng kiến những hình ảnh từ ngoài khơi khi mẻ cá bè vàng lịch sử 160 tấn nằm gọn trong lưới, nhiều người trầm trồ ngợi khen kinh nghiệm, tài năng của anh Tuấn. Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 10.3, tàu ngư dân Tuấn đã vây bắt được mẻ cá bè vàng 160 tấn ở vùng biển gần đảo Cồn Cỏ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.