Cách giúp người già ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

(Kiến Thức) - Chủng ngừa HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả. Tuy nhiên, nó chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi người sử dụng chưa có quan hệ tình dục.

Hỏi: Tôi năm nay 53 tuổi và đã có bốn người con. Ở tuổi này, tôi tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả không thưa bác sĩ? Tôi nên làm gì để có thể giúp bản thân không mắc căn bệnh này? (Lê Thị Thưởng - Khoái Châu, Hưng Yên).
Tiêm chủng ngừa HPV hiệu quả nhất ở độ tuổi từ 9 đến 26 và chưa từng quan hệ tình dục.
 Tiêm chủng ngừa HPV hiệu quả nhất ở độ tuổi từ 9 đến 26 và chưa từng quan hệ tình dục.
Trả lời:
Ở độ tuổi này, bác nên đi khám định kỳ hàng năm để phòng ngừa và phát hiện sớm nếu có dấu hiệu bất thường.
Chủng ngừa HPV có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Khả năng tránh được ung thư cổ tử cung khoảng 70%. Để đạt hiệu quả cao nhất, việc chủng ngừa nên được tiến hành lúc 9 đến 26 tuổi và chưa hề có quan hệ tình dục. Bạn nên nhớ rằng 30% còn lại là những ung thư cổ tử cung không do nhiễm HPV. Vậy cách pḥòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa HPV và làm xét nghiệm phết tế bào âm đạo -cổ tử cung hàng năm sau khi đã có quan hệ tình dục.
Bác sĩ Võ Kim Điền – Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng

Điểm danh 11 nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

(Kiến Thức) - Ung thư cổ tử cung là một trong những khối u ác tính thường gặp ở phụ nữ và là bệnh ung thư duy nhất có thể tìm ra nguyên nhân. Dưới đây là 11 nguyên nhân phổ biến gây bệnh.

1 - Lây nhiễm virus HPV: có cả thảy hơn 100 loại virus HPV. Tuy nhiên, chỉ khoảng 40 loại có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại được liệt vào hạng “độc” cho sức khỏe, có nguy cơ gây ung thư.
 1 - Lây nhiễm virus HPV: có cả thảy hơn 100 loại virus HPV. Tuy nhiên, chỉ khoảng 40 loại có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại được liệt vào hạng “độc” cho sức khỏe, có nguy cơ gây ung thư.

Không chỉ là virus gây u nhú, dẫn đến những bệnh ung thư nguy hiểm, HPV còn là nguyên nhân gây nổi mụn cóc ở bàn tay, bàn chân và sùi mào gà ở vùng hậu môn – sinh dục. Những bệnh này tuy không gây chết người nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, làm người bệnh xấu hổ và giảm chất lượng cuộc sống.

Những hiểu lầm thường gặp về ung thư cổ tử cung

(Kiến Thức) - Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến đứng thứ hai sau ung thư vú. Tuy nhiên, xoay quanh căn bệnh phổ biến này vẫn có nhiều suy nghĩ rất đỗi “ngây thơ”.

1 - Ung thư cổ tử cung không thể ngăn chặn được: thực tế đây là căn bệnh duy nhất có thể chủ động phòng ngừa. Thực hiện xét nghiệm Pap giúp phát hiện ra thay đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi, kiểm soát tình hình khiến ung thư không thể phát triển được.

1 - Ung thư cổ tử cung không thể ngăn chặn được: thực tế đây là căn bệnh duy nhất có thể chủ động phòng ngừa. Thực hiện xét nghiệm Pap giúp phát hiện ra thay đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi, kiểm soát tình hình khiến ung thư không thể phát triển được.

Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bằng cách duy trì xét nghiệm Pap thường xuyên sau khi có quan hệ tình dục (ban đầu thực hiện xét nghiệm mỗi năm một lần trong vòng ba năm liên tiếp. Nếu không có dấu hiệu bất thường, chị em có thể tiến hành xét nghiệm ba năm một lần sau đó); tiến hành tiêm chủng ngừa virus HPV.
Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bằng cách duy trì xét nghiệm Pap thường xuyên sau khi có quan hệ tình dục (ban đầu thực hiện xét nghiệm mỗi năm một lần trong vòng ba năm liên tiếp. Nếu không có dấu hiệu bất thường, chị em có thể tiến hành xét nghiệm ba năm một lần sau đó); tiến hành tiêm chủng ngừa virus HPV.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.