Cách bảo quản bún qua đêm an toàn, không bị chua

Bún tươi không để lâu được, rất dễ bị chua, hỏng nếu không bảo quản đúng cách.

Cách chọn lựa bún tươi sạch, không hóa chất
Bún tươi sẽ tốt cho sức khỏe nếu mua được bún không bị ngâm hóa chất làm trắng và có chứa chất bảo quản. Bún sạch thường có màu hơi đục, trắng ngà sợi bún không được bóng mịn và mướt mát như bún có tẩm hóa chất lưu huỳnh hoặc phóc môn. Bún ngâm hóa chất thường có sợi đẹp bóng loáng rất trong và đều.
Bún sạch cũng có độ dai nhất định, không quá bở nhưng mềm và dễ nát, các sợi bún sẽ dính vào nhau. Khi bóp bún bằng tay bột gạo sẽ dính vào tay cảm giác gần giống như cơm. Trong khi đó thì bún ngâm hóa chất sẽ chứa chất bảo quản và hàn the thường rất dai, sợi bún không mềm và khó bị đứt gãy, sợi bún tươi không dính vào với nhau.
Nếu mua phải bún có ngâm hóa chất khi ăn vừa không ngon lại còn vừa không tốt cho sức khỏe, vì vậy mà khi lựa chọn bún tươi nên chú ý.
Cach bao quan bun qua dem an toan, khong bi chua
Mẹo bảo quản bún qua đêm không bị chua an toàn cho sức khỏe. Ảnh minh họa 
Cách bảo quản bún để qua đêm đúng cách
Bảo quản bún ở nhiệt độ thường
Có thể bảo quản bún không bị chua, dai và ngon ở nhiệt độ thường qua đêm nếu không có tủ lạnh theo các bước sau:
Bước 1: Đun 1 nồi nước sôi, bỏ một chút muối vào trong nồi.
Bước 2: Cho bún vào nồi, chần trong khoảng 40 giây. Không nên chần quá lâu tránh gây nát bún.
Bước 3: Tắt bếp nhưng vẫn để bún trong nồi khoảng 10 giây.
Bước 4: Đổ bún ra rổ, lưu ý nhớ xới đều bún lên để tránh dính thành tảng.
Bước 5: Để bún ở nơi thoáng mát cho ráo hết nước, lấy tấm vải mỏng sạch hoặc rổ đậy lên bún tránh bị chuột, gián hay côn trùng bò vào.
Với cách làm trên, bún vẫn có thể để qua đêm mà không bị hỏng, giữ được độ tươi và hương vị thơm ngon. Hôm sau khi sử dụng bún, vần chần lại bún trong nước sôi và sử dụng bình thường.
Bảo quản bún ở trong tủ lạnh
Mặc dù bún có thể bảo quản ở bên ngoài môi trường với cách bảo quản đã hướng dẫn ở trên nhưng cất bún trong tủ lạnh vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực khẩm hơn. Bún được bảo quản trong tủ lạnh vẫn giữ được độ dai và hương vị tươi ngon. Quy trình bảo quản thực phẩm đúng cách như sau:
Bước 1: Thực hiện chần bún như cách bảo quản ở nhiệt độ thường.
Bước 2: Đổ bún ra rổ, để nguội ráo nước rồi cho bún vào trong hộp đậy kín.
Bước 3: Bỏ bún đã để nguội vào trong tủ lạnh.
Với cách bảo quản bún trong tủ lạnh, sợi bún sau khi chần qua nước sôi trước khi ăn vẫn tươi, dai và mềm giống như bún bạn mới mua về.
Cách bảo quản bún trong tủ lạnh có thể giúp bạn để bún được lâu hơn, khoảng từ 1 - 3 ngày. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên bảo quản bún qua đêm rồi ăn luôn, không nên kéo dài thời gian vì nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn có thể xảy ra.

Cách kiểm tra bún độc hại, nhiều hàn the

Bún không chứa hàn the, hóa chất, sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và nhai rất mềm, hơi dính. Bún độc hại chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy.

Bún là loại thực phẩm truyền thống và được sử dụng thường xuyên trong các gia đình và nhiều nhà hàng. Tuy nhiên, cách nhận biết bún độc hại, chứa hóa chất gây ung thư thì không phải ai cũng biết. Lâu nay để tăng độ bóng, độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng chất huỳnh quang (Tinopal), hàn the và chất tẩy bột trắng sunfit. Theo các chuyên gia, Tinopan là một hóa chất dùng trong công nghiệp để tẩy rửa làm trắng giấy, vải sợi… tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm.

Cach kiem tra bun doc hai, nhieu han the

Nấu bún cá rô cho thêm 1 con “xấu xí” này nước dùng ngọt lịm

Nấu bún cá rô thành công thì miếng cá rô phải giòn dai, ước dùng thanh mát, chua chua, ngọt ngọt đủ vị.

Cuối tuần, Dân Việt mách bạn cách nấu bún cá rô để đổi món. Muốn bún ngon đừng quên cho thêm 1 con xấu xí này.

Đọc nhiều nhất

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.