Các nhà khoa học bối rối khi thiên hà khổng lồ đột ngột biến mất

Các nhà khoa học vô cùng bối rối khi một thiên hà khổng lồ đột ngột tối đen, không còn phản chiếu chút ánh sáng nào, cứ như nó đã “biến mất”.

Thiên hà XMM-2599 hình thành từ 12 tỷ năm trước, khi vũ trụ mới chỉ được 1,8 tỷ năm tuổi. Vì vậy, nó được xem là một trong những thiên hà “già” nhất mà con người từng phát hiện.

XMM-2599 sản sinh ra vô số vì sao trong suốt cuộc đời của mình rồi đột nhiên dừng lại. Sự biến mất đột ngột và không giải thích được khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên. Họ cho rằng, diễn biến khó lường này chưa từng xảy ra trong tiền lệ của lịch sử thiên văn.

“Ngay từ khi vũ trụ chưa đầy 2 tỷ năm tuổi, XM-2599 đã ra đời và có tới tận 300 tỷ mặt trời. Điều này khiến nó trở thành một thiên hà vô cùng phức tạp và rực rỡ”, Benjamin Forrest, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

“Đáng chú ý hơn, XM-2599 đã “lớn” nhanh một cách đáng kinh ngạc khi vũ trụ chỉ mới 1 tỷ năm tuổi. Đồng thời, nó đột ngột dừng lại khi vũ trụ 1,8 tỷ năm tuổi. Vòng đời như vậy là rất bất thường đối với một thiên hà như XM-2599”.

Cac nha khoa hoc boi roi khi thien ha khong lo dot ngot bien mat
Thiên hà XMM-2599 hình thành từ 12 tỷ năm trước, khi vũ trụ mới chỉ được 1,8 tỷ năm tuổi. 

Hiện tượng “sớm nở chóng tàn” này trái ngược hoàn toàn với quy luật hoạt động của các thiên hà mà khoa học thiên văn từng biết.

“Nó thách thức các mô hình chúng tôi vốn dùng để giải thích sự hình thành vũ trụ. Chúng tôi không biết vì sao nó không tiếp tục sản sinh thêm các vì sao nữa. Có thể do nó đã cạn kiệt năng lượng hoặc đã có sự xuất hiện của các hố đen”, Benjamin nói.

Vào thời kì cực thịnh, mỗi năm XM-2599 sản sinh ra những ngôi sao lớn gấp 1.000 lần mặt trời của chúng ta. Tốc độ này lớn hơn bất kì thiên hà nào từng được phát hiện. Một cách dễ so sánh, Dải ngân hà của chúng ta chỉ sản sinh ra được 1 ngôi sao mỗi năm.

Do thiên hà này nằm ở rất xa, ánh sáng từ nó cần rất nhiều năm để đến được Trái đất, vì vậy, những gì chúng ta quan sát được bây giờ thực ra đã xảy ra từ nhiều tỷ năm trước.

“Hiện tại chúng tôi không biết XM-2599 đã trở thành thứ gì. Có thể nó đang ở một hình thái nào đó ngoạn mục không kém. Chúng tôi biết khối lượng của nó vẫn còn rất lớn. Lực hấp dẫn do nó tạo ra kéo các thiên hà khác lại gần và biết đâu, XM-2599 có thể tỏa sáng một lần nữa”, Wilson nói.

Nhóm nghiên cứu vẫn đang tích cực sử dụng các thiết bị công nghệ cao tại đài thiên văn Keck để tìm hiểu sâu hơn về XM-2599. Hi vọng trong tương lai, họ sẽ đưa ra được lời giải thích hợp lý về sự “biến mất” của thiên hà kì lạ này.

Khoa học sửng sốt với thiên hà mới 3C17 độc đáo

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học thuộc Đài Quan sát ALMA, Chi Lê vừa phát hiện một thiên hà mới độc đáo có tên khoa học la 3C17. Các lỗ đen ở trung tâm thiên hà này bồi tụ khí và bụi, tạo ra các tia năng lượng cao.

Theo đó, 3C17 một thiên hà vô tuyến cực sáng trong một cụm thiên hà mới vừa khám phá.

Trong lần quan sát mới nhất, Đài ALMA phát hiện thiên hà 3C17 phát ra một lượng lớn sóng vô tuyến từ lõi trung tâm của nó.

"Sửng sốt" thiên hà "ma" xuất hiện gần Milky Way

(Kiến Thức) - Một thiên hà mờ nhạt, hành vi quái đản xuất hiện cạnh thiên hà Milky Way gây ngạc nhiên các chuyên gia. Thiên hà ma quái có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way.

Cụ thể, mới đây Vệ tinh Gaia của Châu Âu trong quá trình thăm dò thiên hà Milky Way thì bất ngờ phát hiện một đối tượng thiên văn kỳ lạ.
Các nhà khoa học đặt tên đó là Antlia 2 (hoặc Ant 2) nằm phía sau vành đĩa Milky Way. Tuy nhiên, trong phát hiện mới nhất, thiên hà ma quái Antlia 2 có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way và bên trong chứa rất ít sao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.