“Cá sấu lai khủng long” 240 triệu tuổi: Mỗi chiếc răng là 1 con dao

Một trong những quái thú kinh dị nhất mọt thời đại vừa được xác định từ hóa thạch khai quật ở Tanzania, là một archosaur, tức "thằn lằn chúa".

Quái thú được các nhà cổ sinh vật học khắc họa hình ảnh giống một con cá sấu lai tạp với khủng long, thân hình chắc nịch, đồ sộ với 4 chân cao và linh hoạt hơn nhiều so với cá sấu ngày nay.
Theo Live Science, sinh vật được các nhà khoa học đặt tên là Mambawakale ruhuhu, có nghĩa "cá sấu cổ đại từ sông Ruhuhu", nơi nó được khai quật.
Giáo sư Richard Butler từ Đại học Birmingham (Anh), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết quái thú này là một trong những kẻ săn mồi lớn nhất của giai đoạn giữa kỷ Tam Điệp (247 triệu đến 237 triệu năm trước), với chiều dài khi còn sống khoảng 5 mét.
Hóa thạch của nó thực ra được phát hiện từ năm 1963, rồi đưa về Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London, nhưng đến nay các bí ẩn mới được trả lời.
“Ca sau lai khung long” 240 trieu tuoi: Moi chiec rang la 1 con dao
"Chân dung" con thằn lằn chúa giống cá sấu vừa được xác định - Ảnh: Gabriel Ugueto
Theo Daily Mail, hộp sọ của con vật dài tới 75 cm, được tìm thấy cùng một chân trước bên trái khá hoàn chỉnh, đủ để tái hiện lại toàn bộ thân hình, cho dù công việc mất nhiều năm. Điểm đáng sợ nhất của quái thú là bộ hàm còn kinh khủng hơn hàm cá sấu ngày nay, với mỗi chiếc răng đều như một con dao nhỏ.
Quái thú thuộc nhóm archosaur, có tên Việt hóa là "thằn lằn chúa" hay "bò sát cổ". Vào kỷ Tam Điệp, nhóm bò sát này là một trong 2 nhóm bò sát chính, có vẻ ngoài rất giống cá sấu. Nhóm còn lại giống động vật có vú.
“Ca sau lai khung long” 240 trieu tuoi: Moi chiec rang la 1 con dao-Hinh-2
Con vật có bộ hàm kinh dị - Ảnh: Royal Society Open Science.
Như vậy, nó không hẳn là cá sấu, nhưng cũng không phải khủng long, mà là một loài tổ tiên có quan hệ phức tạp với cả 2 loài.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.

Kinh ngạc vũ khí phòng thủ đáng gờm của khủng long mặt sừng

Trong thế giới khủng long, họ Ceratopsiade gồm những loài sở hữu sừng nhọn cùng bộ diềm cứng cáp bao quanh đầu như khiên chắn, đa số sống vào kỷ Phấn Trắng muộn ở Bắc Mỹ. Cũng điểm qua những đại diện nổi bật của khủng long mặt sừng.

Kinh ngac vu khi phong thu dang gom cua khung long mat sung
Albertaceratops là chi khủng long sống vào khoảng 80-75 triệu năm trước, phân bố ở Bắc Mỹ. Chúng dài 5 mét, nặng khoảng 3,5 tấn. Phía trên diềm đầu của những con khủng long mặt sừng này có hai chiếc "móc" đặc trưng quay về hai bên. Ảnh: Dinodata.de.
Kinh ngac vu khi phong thu dang gom cua khung long mat sung-Hinh-2
Centrosaurus là chi khủng long sống vào 75 triệu năm trước, được tìm thấy tại Canada. Chúng dài 5-6 mét, nặng, 3-4 tấn, có sừng dài ở đầu mõm tương phản với những sừng nhỏ trên diềm. Các hóa thạch cho thấy Centrosaurus quần tụ thành đàn lớn hàng trăm cá thể.

Phát hiện loài khủng long lạ, ăn thịt nhưng không có răng

Các nhà khoa học Brazil đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long mới. Đáng chú ý tuy được xác định là khủng long ăn thịt nhưng loài này lại không có răng.

Theo Science Alert, hôm 18/11, các nhà cổ sinh vật học cho biết dấu tích của một loài khủng long chưa từng được biết đến sống cách đây khoảng 70 - 80 triệu năm đã được phát hiện ở Brazil.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.