Cá chép cực giàu omega 3 giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Mọi bộ phận của cá chép như đầu cá, thịt cá, vây cá đều được người ta sử dụng như các vị thuốc quý.

Theo phân tích, trong 1 miếng cá chép phi lê có khoảng 275 calo và các chất dinh dưỡng gồm: 12.2g chất béo; 2.4g chất béo bão hòa; 142.8g cholesterol; 107.1mg natri; 725.9mg kali; 38.9g protein; 5% vitamin C; 9% canxi; 15% sắt; 16% thiamin; 42% vitamin B12; 19% vitamin B6; 90% phốt pho.
Không phải tự nhiên mà từ xưa, cá chép luôn được xem là món ăn bổ dưỡng và có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Trong dân gian, cá chép còn được xem như một loại “thuốc” hỗ trợ chữa nhiều bệnh ở phụ nữ. 
Ca chep cuc giau omega 3 giup cai thien suc khoe tim mach
Loại cá cực giàu omega 3 giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Thành phần dinh dưỡng của cá chép cũng rất đa dạng và phong phú, khi sử dụng đều đặn với liều lượng thích hợp, cá chép đem đến những tác dụng như:
Cải thiện tim mạch
Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng của cá chép có chứa hàm lượng axit béo omega 3 khá cao có tác dụng làm giảm hấp thụ cholesterol, tăng độ đàn hồi cho mạch máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch - nguyên nhân gián tiếp dẫn đến đột quỵ.
Chống viêm
Ăn cá chép có tác dụng gì? Khi bổ sung cá chép thường xuyên, cơ thể có thể tăng khả năng kháng viêm tự nhiên nhờ thành phần axit béo thiên nhiên.
Tăng đề kháng
Một trong những tác dụng rất phổ biến nữa của cá chép là tăng cường đề kháng. Trong thịt cá chép có một lượng kẽm đáng kể giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Bảo vệ tiêu hóa
Nhờ thành phần dinh dưỡng của cá chép rất giàu vitamin và khoáng chất nên có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng không mong muốn ở hệ tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón, chướng bụng,...
Ngừa bệnh viêm đường hô hấp
Theo nhiều tài liệu y học cổ truyền cho biết, cá chép có tác dụng giảm ho, chống bệnh viêm đường hô hấp trên rất hiệu quả với thành phần dinh dưỡng dồi dào, bổ sung nhiều loại khoáng chất cần thiết.
Tốt cho xương và răng
Thành phần dinh dưỡng của cá chép có thể đáp ứng một phần nhu cầu canxi trong ngày, từ đó hỗ trợ kết cấu xương răng chắc khỏe, hạn chế nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi và còi xương ở trẻ em.
Ngủ ngon hơn
Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên, cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ trằn trọc, hãy thử ăn một ít cá chép nhé. Thực phẩm này bổ sung khá nhiều magie hỗ trợ thần kinh được thư giãn hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Ổn định nội tiết
Nhờ khả năng bổ sung nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể mà việc thêm cá chép vào chế độ ăn có tác dụng ổn định, cân bằng nội tiết tố, giảm thiểu các triệu chứng mệt mỏi, hay cáu gắt,... do rối loạn nội tiết tố.

Cách làm bánh, xôi cá chép đỏ may mắn cúng ông Công ông Táo

(Kiến Thức) - Trong dịp 23 tháng Chạp hàng năm, bên cạnh phong tục thả cá để tiễn ông Táo lên chầu trời thì mâm cỗ cúng trong ngày này cũng được bà nội trợ còn sáng tạo thêm bánh, xôi cá chép độc đáo, bắt mắt.

1. Cách nấu xôi cá chép

Xôi gấc được coi là lễ vật linh thiêng những dịp lễ Tết cổ truyền vì có sắc đỏ cầu chúc may mắn. Đặc biệt, món xôi cá chép được nhiều bà nội trợ sáng tạo dành riêng cho mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Mua cá chép chọn con đực hay cái? Chọn nhầm món ăn sẽ bị tanh

Nếu khi mua thấy đuôi cá có màu đỏ thì bạn đừng chọn, chất lượng và mùi vị sẽ rất kém.

Hàm lượng protein trong cá chép rất cao, nó cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết, khoáng chất, vitamin và các nguyên tố vi lượng khác. Ngoài ra, cá chép còn có tác dụng bồi bổ lá lách và dạ dày, giảm sưng phù.

Bên cạnh đó, giá cá chép không đắt, tương đối dễ mua. Tuy nhiên, khi mua nhiều người chọn sai dẫn đến chất lượng thịt kém, mùi tanh nồng nặc. Cùng là cá chép nhưng con đực và con cái rất khác nhau, mọi người cần lưu ý.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.