Bộ Y tế yêu cầu tăng cường biện pháp phòng, chống dịch dịp Tết

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế phân công trực 24/24 giờ hợp lý, khoa học, hiệu quả; niêm yết công khai danh sách trực hằng ngày theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành Chỉ thị 01/CT-BYT về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán 2022.

Bo Y te yeu cau tang cuong bien phap phong, chong dich dip Tet
Nhân viên y tế làm công tác phòng chống dịch. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu Thủ trưởng đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và đơn vị y tế các ngành xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm công tác y tế dịp Tết Nguyên đán 2022; tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh, nhất là đối với biến chủng Omicron.

Các đơn vị y tế phân công trực 24/24 giờ hợp lý, khoa học, hiệu quả; niêm yết công khai danh sách trực hằng ngày theo quy định. Phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm an ninh trật tự, an toàn phòng, chống cháy nổ; xử lý, giải quyết kịp thời, hiệu quả các công việc, tình huống phát sinh; nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường ngay sau kỳ nghỉ Tết. Quan tâm, tổ chức tốt việc thăm hỏi, động viên đối với các cán bộ y tế công tác tại đơn vị.

Chỉ thị yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán 2022. Chú trọng công tác phòng, chống dịch tại các khu vực đông dân cư, đô thị lớn, khu công nghiệp; các thời điểm người dân, công nhân di chuyển về quê, trở lại thành phố lao động, sản xuất; giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm virus, không để lây lan ra cộng đồng.

Các địa phương chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng công an, nhất là tại tuyến cơ sở để thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn; tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao để có phương án đáp ứng, hỗ trợ kịp thời; tổ chức tiêm vét vaccine phòng COVID-19; bảo đảm thực hiện nghiêm việc cách ly tại nơi cư trú, tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Các tỉnh cần chuẩn bị, dự trữ đầy đủ vật tư, hóa chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu chống dịch khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn; Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm người đứng đầu tại các đơn vị, cơ sở vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương nâng cao năng lực thu dung, điều trị của các cơ sở y tế trên địa bàn để thực hiện hiệu quả công tác khám, chữa bệnh thông thường và điều trị, hồi sức tích cực COVID-19.

Các tỉnh chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyển hiệu quả, phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện; kịp thời cập nhật các hướng dẫn, phác đồ điều trị theo quy định của Bộ Y tế. Sẵn sàng ứng phó với kịch bản biến chủng mới Omicron làm gia tăng các trường hợp phải nhập viện…

Các địa phương huy động sự tham gia của các cơ sở tư nhân trong thu dung, điều trị người bệnh COVID-19; đội ngũ tình nguyện viên tham gia tư vấn, chăm sóc, điều trị, quản lý người bệnh ngay tại cộng đồng và tại các cơ sở điều trị.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương có các chế độ, chính sách động viên cán bộ y tế, nhất là bác sỹ, người tham gia công tác phòng, chống dịch dài ngày, làm việc trong khu điều trị COVID-19... Chỉ đạo các cơ sở y tế xây dựng kế hoạch tổ chức chăm sóc tốt, thăm hỏi, chúc Tết người bệnh điều trị nội trú, đặc biệt người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người thuộc diện chính sách.

Cùng đó, các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị đủ lượng oxy y tế; có phương án dự trữ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị, bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu.

Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để; chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát yếu tổ nguy cơ gây dịch; Phối hợp với các địa phương tiếp nhận mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biến chủng Omicron để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gene khẳng định.

Về phía các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân luồng, cách ly, đảm bảo công tác phòng, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo; tăng cường kiểm soát chặt chẽ người ra vào bệnh viện; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tư vấn sức khỏe, đặt lịch khám và khám chữa bệnh từ xa.

Các cơ sở y tế duy trì và tổ chức tốt đội cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời đơn vị tuyến dưới khi có dịch bệnh: Chuẩn bị dự trữ đầy đủ oxy y tế, cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân; có phương án dự phòng, chuẩn bị cơ sở điều trị khi dịch xảy ra trên diện rộng; đảm bảo cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm…

Bệnh viện Chợ Rẫy lên đường trong đêm, chi viện cho Bình Thuận

Ngay sau khi Bộ Y tế công bố về 3 ca bệnh mới nhiễm virut Covid -19 tại Bình Thuận, nhiều kế hoạch phản ứng nhanh đã được Bộ Y tế kích hoạt.

Theo đó, lúc 20 giờ 30 ngày 11-3, nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của PGS- TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và PGS TS Lương Ngọc Khuê, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, ngay trong đêm, Đội phản ứng nhanh Phòng chống dịch Covid 19 của Bệnh viện Chợ Rẫy đã tức tốc lên đường.

Benh vien Cho Ray len duong trong dem, chi vien cho Binh Thuan

WHO cảnh báo sẽ có đỉnh dịch COVID-19 thứ 2

WHO cảnh báo, các nước đang ghi nhận số ca Covid-19 giảm dần có thể đối mặt với 'đỉnh dịch thứ 2' nếu dỡ bỏ quá sớm các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.

Trong một cuộc họp báo trực tuyến ngày 25/5, Giám đốc điều hành chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cảnh báo rằng, thế giới vẫn đang ở giữa làn sóng thứ nhất của dịch Covid-19, và dù số ca mới ở nhiều nước đang giảm dần, thì vẫn có sự gia tăng ở Trung và Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi.

WHO canh bao se co dinh dich COVID-19 thu 2
Giám đốc điều hành chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan. (Ảnh chụp màn hình) 

Ông Ryan nói rằng, dịch bệnh thường ập tới theo nhiều đợt, đồng nghĩa với việc các đợt bùng phát có thể trở lại vào cuối năm nay ở những nơi mà dịch Covid-19 đã khống chế được.

“Chúng ta vẫn còn ở trong giai đoạn mà đường cong dịch bệnh vẫn đang theo hướng đi lên. Chúng ta cũng cần phải hiểu rõ thực tế rằng dịch bệnh có thể tăng đột biến bất cứ lúc nào. Chúng ta không thể nhận định rằng, dịch bệnh đang có chiều hướng đi xuống thì nó sẽ tiếp tục đi xuống và chúng ta có thể có vài tháng chuẩn bị cho làn sóng thứ 2. Theo cách này, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với đỉnh dịch thứ 2”, ông Ryan nói.

Ông Ryan cảnh báo đỉnh dịch Covid-19 thứ 2 có thể xảy ra trùng thời điểm với cúm mùa, và điều này sẽ khiến việc kiểm soát dịch bệnh trở nên phức tạp hơn.

Ông cũng nói rằng, các nước châu Âu và Bắc Mỹ nên tiếp tục thực hiện các biện pháp về y tế, xã hội, giám sát, xét nghiệm và chiến lược toàn diện để đảm bảo chúng ta sẽ không gặp phải đỉnh dịch thứ 2 ngay trước mắt.

Trong khi đó, bà Maria Van Kerkhove, một nhà nghiên cứu dịch bệnh truyền nhiễm của WHO cho biết, “tất cả các nước cần phải duy trì cảnh báo cao. Tất cả các nước cần sẵn sàng để nhanh chóng phát hiện các ca bệnh mới, ngay cả những nước đã thành công trong việc khống chế dịch bệnh”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.