Bộ Y tế vào cuộc sau điều tra về lương y Nguyễn Thị Nghê

Sau loạt bài phóng sự điều tra về lương y Nguyễn Thị Nghê trên Zing, Bộ Y tế ra công văn yêu cầu các địa phương làm rõ sự việc, xử lý nghiêm khắc nếu có sai phạm.

Chiều 24/12, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế, ra công văn gửi tới các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước về y, dược cổ truyền.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế, cho biết trong thời gian qua, đơn vị tiếp nhận nhiều phản ánh của cơ quan truyền thông, báo chí về trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan hành nghề khám, chữa bệnh y học cổ truyền; kinh doanh dược cổ truyền và quảng cáo sai sự thật về khám chữa bệnh y học cổ truyền trên nền tảng YouTube, Facebook tại các địa phương.
Trong đó, đáng chú ý là loạt bài phóng sự điều tra về lương y Nguyễn Thị Nghê trên Zing.
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về hoạt động hành nghề y, dược cổ truyền, hoạt động quảng cáo về khám, chữa bệnh, thuốc y học cổ truyền tại địa phương. Trong trường hợp phát hiện sai phạm, cần có biện pháp xử lý triệt để, nghiêm khắc theo quy định pháp luật.
Bo Y te vao cuoc sau dieu tra ve luong y Nguyen Thi Nghe
 
Trước đó, Zing có loạt bài điều tra về lương y Nguyễn Thị Nghê với danh xưng Giám đốc Viện Y học thuốc Nam, hoạt động khám, chữa bệnh tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trong nhiều quảng cáo trên YouTube, bà Nghê được giới thiệu là "thầy thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường bằng Đông y đầu tiên ở Việt Nam".
Bo Y te vao cuoc sau dieu tra ve luong y Nguyen Thi Nghe-Hinh-2
 Phòng khám đã bị thu hồi giấy phép song vẫn ngang nhiên hoạt động. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Đặc biệt, Bảo Xuân Đường (thôn La Đồng, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) - một trong những phòng khám người này đang hoạt động khám, chữa bệnh - đã bị thu hồi giấy phép hoạt động từ năm 2019.
Trao đổi với Zing, ông Tuấn cho hay Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền sẽ có chỉ đạo làm rõ sự việc. Ông khuyến cáo người dân cần tỉnh táo khi tìm tới các cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền.
"Người dân không nên xem những quảng cáo trên mạng và tin theo. Khi xem, phải kiểm tra, cẩn trọng bởi họ hoàn toàn dựng, giả mạo", ông Tuấn khuyến cáo.

Lương y khuyến cáo có 3 nhóm người không được ăn măng tây

Măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, măng tây là thực phẩm chứa nhiều nước vì vậy lương y Sáng đánh giá loại thực phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ cho một số nhóm người.,

Trước đây người Việt Nam thường chỉ trung thành với các loại rau quen thuộc như rau ngót, rau muống, rau cải... Thế nhưng vài năm gần đây, có một loại rau có nguồn gốc từ Châu Âu, ngay khi vừa xuất hiện đã khiến không ít chị em mê mệt đó là măng tây.

Măng tây là loại rau cao cấp, được mệnh danh là rau "hoàng đế". Măng tây khác với măng "ta" ở chỗ nó không phải là củ mà là ngọn. Măng tây khi ăn có vị thơm, cắn vào có cảm giác giòn, ngọt ngọt, chát chát. Dùng làm súp hay đem xào, luộc, hấp, nướng... đều có vị ngon rất khác biệt so với các loại rau khác.

Không chỉ làm thực phẩm, măng tây còn được sử dụng như một loại thuốc, do có tính chất lợi tiểu, và nhiều lợi ích khác nữa. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 93% thành phần của măng tây là nước. Măng tây ít calo, chứa nhiều vitamin B6, canxi, magiê, kẽm, chất xơ, protein, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, vitamin K... cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời và bổ dưỡng cho cơ thể con người.

Luong y khuyen cao co 3 nhom nguoi khong duoc an mang tay

Không chỉ làm thực phẩm, măng tây còn được sử dụng như một loại thuốc, do có tính chất lợi tiểu, và nhiều lợi ích khác nữa.

2. Những người đang uống thuốc ngừa cao huyết áp

Măng tây là loại thực phẩm có tác dụng điều chỉnh huyết áp và có khả năng giảm rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, lương y Bùi Đắc Sáng cho rằng những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và đang trong giai đoạn sử dụng thuốc hạ huyết áp cần phải cẩn trọng khi ăn măng tây vì loại rau này có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.

Luong y khuyen cao co 3 nhom nguoi khong duoc an mang tay-Hinh-2

Măng tây là loại thực phẩm có tác dụng điều chỉnh huyết áp và có khả năng giảm rủi ro do tăng huyết áp.

3. Những người bệnh gút

Để có thể hạ axit uric, bệnh nhân thường phải hạn chế đưa purin vào cơ thể. Tuy nhiên, măng tây lại là thực phẩm chứa lượng purin khá cao (trên 150mg/100g thực phẩm) vì vậy để tránh tình trạng bệnh gút trở nên trầm trọng hơn hoặc gây đau khớp nghiêm trọng thì bệnh nhân không nên sử dụng.

Lưu ý khi dùng măng tây

Măng tây rất dễ hỏng, đặc biệt là khi không được để trong tủ lạnh. Sau khi mua về bạn cần ăn càng sớm càng tốt.

Nên hạn chế sử dụng măng đóng hộp vì mất nhiều dinh dưỡng và muối.

Khi mua măng cần chọn loại có màu sắc tươi sáng, thân chắc.

Luong y khuyen cao co 3 nhom nguoi khong duoc an mang tay-Hinh-3

Nếu dùng măng tây để chữa bệnh, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Măng tây đôi khi cũng làm nước tiểu có mùi hăng khó chịu nhưng nó vô hại.

Các trường hợp dùng măng tây để chữa bệnh đều nên hỏi ý kiến của bác sĩ và tư vấn của thầy thuốc trước khi áp dụng.

Loạt thần dược “sung mãn” cần hiểu rõ... tránh như quý ông cương dương 30 giờ

(Kiến Thức) - Thông tin một quý ông cương dương suốt 30 giờ đồng hồ sau khi uống rượu ba kích khiến không ít người thắc mắc liệu thần dược “phòng the” trên thực sự hiệu quả như vậy và tò mò cách uống thể nào để có tác dụng tốt nhất.

Trước vụ việc quý ông cương dương suốt 30 giờ, chuyên gia cảnh báo người dân không nên săn lùng các loại rượu được đồn thổi là "thần dược" bổ thận tráng dương.
Trường hợp quý ông cương dương suốt 30 giờ chưa thể khẳng định là do tác dụng của rượu ba kích vì trên thực tế bệnh nhân uống tới 2-3 loại rượu, trong đó chỉ có 2-3 chén rượu ba kích...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.