Bộ Y tế đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ triển khai nghiên cứu về HIV/AIDS

Tại hội nghị khoa học “Hướng tới kết thúc dịch bệnh tại Việt Nam” diễn ra ở Hải Phòng, Đại sứ Pháp Olivier Brochet cho biết hợp tác y tế là một trong những trụ cột trong quan hệ hợp tác song phương giữa Pháp và Việt Nam.

Sáng 15/11/2023, tại thành phố Hải Phòng, phiên khai mạc Hội nghị khoa học “Hướng tới kết thúc dịch bệnh tại Việt Nam” đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Cơ quan quốc gia nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới nổi (ANRS-MIE), Cộng hoà Pháp và Đại học Y dược Hải Phòng tổ chức.
Hội nghị nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu về HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm mới nổi do ANRS tài trợ trong giai đoạn 2019-2023, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu về HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Việt Nam và định hướng nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Hội nghị do PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế và GS. Françoise Barré-Sinoussi - Giải Nobel Y tế 2008, nhà khoa học đầu tiên tìm thấy bằng chứng enzyme của virus HIV, đồng chủ trì. Hội nghị còn vinh dự có sự tham dự của ông Olivier Brochet - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Pháp tại Việt Nam; GS. Sharon Lewin, Chủ tịch Hiệp hội AIDS quốc tế; GS. Yazdan Yazdanpanah - Giám đốc ANRS-MIE; PGS. TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, điều phối viên các điểm nghiên cứu ANRS tại Việt Nam.
Hội nghị lần này thu hút được sự quan tâm của gần 300 đại biểu là các nhà khoa học, quản lý y tế, nghiên cứu viên, các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, các tổ chức trong nước và quốc tế; cá nhân quan tâm đến lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, đại diện cộng đồng và đối tác.
Bo Y te de nghi Phap tiep tuc ho tro trien khai nghien cuu ve HIV/AIDS
 PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị.
Trong khuôn khổ hội thảo khoa học Hướng tới chấm dứt dịch bệnh tại Việt Nam, diễn ra trong 2 ngày 15-16/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã có buổi làm việc với các nhà khoa học quốc tế tham dự hội nghị.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cảm ơn sự hỗ trợ của các nhà khoa học quốc tế, Chính phủ Pháp, Cơ quan Nghiên cứu HIV/AIDS, Viêm gan siêu vi và các bệnh truyền nhiễm mới nổi của Cộng hòa Pháp (ANRS-MIE), vì những hỗ trợ cho lĩnh vực y tế công cộng nói riêng và sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân Việt Nam nói chung trong suốt thời gian qua.
Bộ Y tế đánh giá cao sự hỗ trợ nhiệt tình và mạnh mẽ từ phía các nhà khoa học, ANRS (sau này là ANRS-MIE). Từ khi triển khai hợp tác năm 2000, cho đến nay, ANRS-MIE đã hỗ trợ Việt Nam cả về kỹ thuật và tài chính để thực hiện hơn 40 đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu sinh học – lâm sàng và nghiên cứu khoa học xã hội, tập trung vào mảng phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Ngoài ra, các dự án ANRS-MIE còn góp phần thúc đẩy và thực hiện chuyển giao cũng như áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm mới nổi khác. Qua đó ngày càng cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế tại Việt Nam, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ và hệ thống cơ sở vật chất của các đơn vị tham gia nghiên cứu, đồng thời đưa hoạt động nghiên cứu khoa học của Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.
Bo Y te de nghi Phap tiep tuc ho tro trien khai nghien cuu ve HIV/AIDS-Hinh-2
Hội nghị khoa học “Hướng tới kết thúc dịch bệnh tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 15 - 16/11 tại Hải Phòng.  
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị các nhà khoa học quốc tế tiếp tục hỗ trợ triển khai các nghiên cứu, đặc biệt là về các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phê duyệt các đề xuất viện trợ do Quỹ Toàn cầu tài trợ và huy động thêm nguồn ngân sách cấp từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng hội thảo lần này là cơ hội tốt để cộng đồng các nhà khoa học, các nghiên cứu viên của Việt Nam, Cộng hoà Pháp và các nước tham gia các nghiên cứu do ANRS tài trợ được chia sẻ kinh nghiệm, các bài học quý báu trong công tác phòng, chống dịch bệnh, cũng như việc đưa các kết quả nghiên cứu vào thực hành cũng như vận động chính sách.
Đồng thời, đề nghị các nhà khoa học mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ khoa học, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, triển khai các đề tài nghiên cứu ANRS-MIE tại Việt Nam; xây dựng các chính sách, năng lực hệ thống để đáp ứng mục tiêu chấm dứt dịch HIV, AIDS vào năm 2030; Hỗ trợ Việt Nam trong đàm phán về giá thành thuốc điều trị viêm gan C, sinh phẩm xét nghiệm tải lượng HIV; hỗ trợ vaccine đậu mùa khỉ, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất vaccine sốt xuất huyết; Tư vấn cho Việt Nam xây dựng các kế hoạch hành động cấp quốc gia về mở rộng các can thiệp dự phòng và điều trị toàn diện, hướng đến chấm dứt dịch AIDS vào 2030.
Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Pháp hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Các nhà khoa học quốc tế danh tiếng trong lĩnh vực dự phòng đã trao đổi với lãnh đạo Bộ Y tế nhiều giải pháp nhằm hướng tới kết thúc dịch bệnh tại Việt Nam.

Ông Olivier Brochet - Đại sứ Pháp tại Việt Nam - cho biết, hợp tác y tế là một trong những trụ cột trong quan hệ hợp tác song phương giữa Pháp và Việt Nam. Pháp cam kết đầu tư vào các dự án mang tính đoàn kết, cụ thể đối với Quỹ Toàn cầu về phòng bệnh lao, sốt rét trong giai đoạn 2023-2025…Hội thảo là nguồn cảm hứng để Pháp đưa ra một chương trình hợp tác sâu hơn nữa phục vụ cho những nhu cầu của Việt Nam cũng như của Pháp về y tế.

Hội nghị khoa học ANRS – MIE tại Việt Nam diễn ra từ 15/11/2023 đến  16/11/2023, với 7 phiên xoay quanh các chủ đề: Hướng tới kết thúc dịch HIV, Từ nghiên cứu đến triển khai, Hướng tới chấm dứt viêm gan virus, Các bệnh truyền nhiễm mới nổi,…chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực HIV, bệnh lao, viêm gan, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh truyền nhiễm mới nổi nhằm đưa ra các đề xuất cho các dự án nghiên cứu và các hoạt động khác như đào tạo, tổ chức hội thảo và tham gia hội nghị.

Điều cần biết về phòng ngừa COVID-19 ở bệnh nhân HIV

Theo khuyến cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), người nhiễm HIV nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khỏi bị mắc COVID-19 tương tự như dân số nói chung.

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV nhân lên, tấn công hệ miễn dịch làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng nhiễm trùng cơ hội.

Sẽ có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh nhân HIV?

Đại học Tel Aviv (Israel) đã nghiên cứu một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân HIV mà nếu thành công, nó có thể được phát triển thành vắc xin hoặc phương pháp điều trị một lần cho người nhiễm virus này.

Nghiên cứu do Tiến sĩ Adi Barzel và Nghiên cứu sinh Alessio Nehmad, đến từ Trường Sinh học thần kinh, hóa sinh và lý sinh, hiện đang công tác tại khoa Khoa học đời sống George S. Wise và Trung tâm trị liệu nâng cao Dotan phối hợp với Trung tâm y tế Sourasky (Ichilov), dẫn đầu.
Nghiên cứu này cũng được thực hiện với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu khác từ Israel và Mỹ, được công bố trên tạp chí danh tiếng Nature.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.