Bổ sung 9 loại thực phẩm để bảo vệ da khỏi bị cháy nắng

Uống trà xanh, ăn cà chua, dâu tây, rau lá xanh... là những thực phẩm giúp cơ thể mát mẻ cũng như bảo vệ da khỏi các bệnh do nắng gây ra.

Bổ sung 9 loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống để bảo vệ da khỏi bị cháy nắng.jpg
Dâu tây chứa đầy đủ Vitamin A, B và C. Vitamin C đặc biệt giúp giữ nước cho làn da cũng như bảo vệ da khi nắng nóng. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Trà xanh là một trong những thức uống bổ dưỡng nhất giúp bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh về tim, bệnh Alzheimer, bệnh về mắt và nhiều bệnh khác.
Nó cũng là một trong những thực phẩm quan trọng để bảo vệ làn da của chúng ta khỏi tia UV của mặt trời. Bởi trà xanh có chứa chất chống oxy hóa gọi là EGCG, là một nhóm phenol thực vật có tên là tannin. Nó có vô số lợi ích cho sức khỏe, một trong số đó là nó giúp ngăn chặn những tổn thương nghiêm trọng xảy ra với các tế bào da tiếp xúc với tia UV có hại của mặt trời.
Cà chua
Cà chua được ưu đãi với chất chống oxy hóa tuyệt vời và chắc chắn hiệu quả được gọi là lycopene. Lycopene cùng với Vitamin C tạo nên màu đỏ cho cà chua cũng như giữ ẩm cho da và cơ thể.
Hơn nữa, nó ngăn chặn tia UV xâm nhập vào da của chúng ta và giữ cho các mô da của chúng ta dễ bị tổn thương bởi tia UV, được bảo vệ và an toàn.
Dâu tây
Dâu tây chứa đầy đủ Vitamin A, B và C. Vitamin C đặc biệt giúp giữ nước cho làn da của chúng ta. Nó trực tiếp giúp ngăn chặn tia UV thông qua anthocyanin có trong dâu tây.
Những anthocyanin và chất dinh dưỡng thực vật này ngăn chặn các tia nắng mặt trời gây hại cho da. Anthocyanin là những hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da của chúng ta.
Sôcôla
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hạt ca cao có hàm lượng flavonoid cao rất hữu ích trong việc bảo vệ làn da khỏi các tia nắng gay gắt, gây cháy nắng và các loại tổn thương da khác.
Tuy nhiên, đặc tính này chỉ giới hạn ở sô cô la đen, vì chất lượng của sô cô la được đo lường thông qua lượng ca cao thô chứa trong đó và ca cao càng thô thì hàm lượng chất chống oxy hóa trong đó càng cao.
Rau lá xanh
Những loại rau này bao gồm các chất chống oxy hóa chống gốc tự do giúp bảo vệ da khỏi các tia có hại của mặt trời có tác động xấu đến làn da, giúp duy trì và bảo vệ làn da trong mùa hè.
Omega-3
Thực phẩm giàu omega-3 như dầu cá, rau diếp và hạt chia được biết đến với việc cải thiện sức khỏe làn da của chúng ta bằng cách chống lại mụn trứng cá, làm săn chắc da cũng như duy trì độ sáng cho da.
Ngoài những đặc tính này, nó còn được biết đến với công dụng bảo vệ da khỏi tia UV và giảm nguy cơ ung thư, do đó, bảo vệ da của chúng ta khỏi ung thư da, cháy nắng và tránh các gốc tự do làm hỏng da.
Dưa chuột
Dưa chuột được biết đến vì đặc tính dưỡng ẩm cao. Nó giữ cho cơ thể và làn da của chúng ta mát mẻ và đủ nước trong những tháng hè, không để thời tiết nắng nóng làm tăng mức nhiệt trong cơ thể.
Hơn nữa, dưa chuột còn chứa tannin, vitamin C, flavonoid và các chất chống oxy hóa khác giúp bảo vệ làn da của chúng ta khỏi những tia nắng thảm khốc.
Dưa hấu
Dưa hấu là một loại trái cây giàu hàm lượng nước và đặc tính dưỡng ẩm. Ngoài ra, nó rất giàu chất chống oxy hóa và do đó bảo vệ da khỏi tia UV.
Cà rốt
Cà rốt là nguồn cung cấp Vitamin A tuyệt vời và do đó rất có lợi cho mắt. Cà rốt chứa beta-carotene, chất mà cơ thể chúng ta chuyển hóa thành Vitamin A. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa việc bảo vệ da, giảm tình trạng cháy nắng và việc tiêu thụ beta-carotene phổ biến trong cà rốt.

Tiết lộ sự thật khiến bạn “ngã ngửa” về món ăn giá chát ở nhà hàng sang trọng

(Kiến Thức) - Theo Daily Mail, nhà báo Joanna Blythman đã tìm hiểu, điều tra ngành công nghiệp thực phẩm, xem xét các nhà hàng trong hơn 30 năm và có những tiết lộ khiến mọi người bất ngờ.

Tiet lo su that khien ban “nga ngua” ve mon an gia chat o nha hang sang trong
 Đầu năm nay, Joanna ăn tối tại một chuỗi nhà hàng sang trọng ở Italia.  Joanna chắc chắn rằng món thịt cừu (theo tên trong thực đơn) mà cô được phục vụ thực ra là thịt bò.

Hà Nội: Hàng hoá thiết yếu tăng gấp 3 lần, dự trữ dồi dào

Trước diễn biến dịch COVID-19 có nhiều phức tạp, thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%. Hà Nội khẳng định không thiếu lương thực, thực phẩm.

Nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động vận tải, giao thương, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân Thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, cập nhật phương án của ngành, đơn vị, địa phương và phương án của Thành phố trong việc đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Thành phố trong các tình huống dịch bệnh COVID- 19 xảy ra, đồng thời tập trung triển khai, thực hiện các nội dung như sau:

Sở Công Thương: Thường xuyên rà soát, cập nhật các Phương án đảm bảo hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài Thành phố để tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Ha Noi: Hang hoa thiet yeu tang gap 3 lan, du tru doi dao
 Hà Nội chủ động tăng dự trữ thực phẩm, hàng thiết yếu cho tình huống dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp xảy ra.

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn Thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.

Chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,… Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.

Phối hợp với các lực lượng chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc các quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; chỉ đạo các ban, đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ xây dựng phương án cụ thể quản lý số lượng người ra, vào trong chợ cùng một thời điểm.

Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp, đơn vị lập danh sách về nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Hà Nội, gửi Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố tạo điều kiện, ưu tiên trong việc kiểm tra, kiểm soát, phân luồng giao thông để kịp thời vận chuyển, cung ứng hàng hóa trên địa bàn Hà Nội và báo cáo Bộ Giao thông vận tải cấp phép vận chuyển theo “luồng xanh” đối với các doanh nghiệp tham gia lưu thông trên toàn quốc; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, thổi giá…; kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân cấp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rà soát, cung cấp đầy đủ thông tin các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản (rau củ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản,…) trên địa bàn Thành phố, gửi Sở Công Thương, cùng các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,… phục vụ cho hoạt động khai thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch.

Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có phương án bố trí nhân sự, phương tiện thu hoạch kịp thời nông sản thực phẩm (nhất là mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,…) với giá cả ổn định, đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội; Rà soát lại các vùng sản xuất để xây dựng phương án chuyển đổi, mở rộng sang sản xuất rau, củ, thủy sản,… có thời gian thu hoạch ngắn, nhằm chủ động nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô ở mức cao nhất trong các tình huống dịch bệnh COVID-19 xảy ra.

Cung cấp thông tin về các hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm thuộc quản lý của ngành Nông nghiệp (điểm bán, kho hàng,… theo nội dung biểu đính kèm) về Sở Công Thương để thông tin điểm bán đến người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp lưu thông hàng hóa thông suốt; Phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 tỉnh, thành phố là thành viên trong Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi thực phẩm an toàn cho Hà Nội trong việc tổ chức sản xuất, hỗ trợ khai thác, lưu thông hàng nông sản thực phẩm an toàn về Hà Nội, cung cấp danh sách 786 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn của các tỉnh, thành phố về Sở Công Thương để thông tin đến các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, phối hợp với Sở Công Thương để kết nối, tiêu thụ sản phẩm; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra công tác An toàn thực phẩm theo phân cấp. 

Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị: Tăng cường các biện pháp khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, tìm kiếm nguồn hàng thay thế, bổ sung từ các tỉnh, thành phố; Đẩy mạnh thực hiện bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại…

Bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đăng ký nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu của đơn vị trên địa bàn Hà Nội và liên tỉnh, gửi Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố để được tạo điều kiện, ưu tiên trong việc hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát, phân luồng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Đăng ký nhu cầu hỗ trợ thực hiện công tác phòng chống dịch tại các điểm bán với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, như: Đo nhiệt độ, sát khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 TTTM, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các Doanh nghiệp phân phối và các quận huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, tăng cường khuyến khích, vận động người dân tích cực thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong chợ, website, ứng dụng TMĐT, bán hàng onile trực tuyến ( Grab, Now, Baemin, GoFood…) Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Theo Sở Công thương Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%, trong thời gian 03 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu), bên cạnh đó các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.