Bọ sát thủ hạ gục con mồi bằng chất độc chết người

Không phải ngẫu nhiên những con côn trùng bé nhỏ này được đặt tên là bọ sát thủ. Tất cả là nhờ kỹ thuật săn mồi bằng nọc độc điêu luyện của nó, nổi tiếng với biệt danh.

Khi nhắc đến những chuyến rình rập săn mồi đầy hấp dẫn hay những cuộc chiến cạnh tranh sinh tồn khốc liệt, chúng ta sẽ thường liên tưởng đến các loài động vật to lớn như sư tử (trên cạn), cá mập (dưới biển) hoặc đại bàng (trên không).

Nhưng thế giới không chỉ gói gọn trong những loài vật to lớn đó mà còn có phần của những sinh vật bé nhỏ - những loài côn trùng.

Cuộc sống của những sinh vật này cũng vô cùng phong phú và đặc sắc. Bên cạnh những loài bọ mang vẻ đẹp độc đáo, đáng yêu thì cũng tồn tại không ít loài có hình dạng xấu xí, to lớn đến đáng sợ. Bên cạnh đó, chúng còn mang trong mình dòng máu hung hăng, sẵn sàng tiêu diệt đối thủ bằng những thủ đoạn tàn độc nhất.

Trong số những kẻ săn mồi thu nhỏ, bọ sát thủ (họ Reduviidae) là loài côn trùng đặc biệt hung ác giống như tên gọi của nó.

Đây là một loài chân khớp, trên thân thường có các đốm trắng và vàng, ở chân có các đốm vàng rực.

Các thành viên của họ Reduviidae có rất nhiều kích cỡ, có loài chỉ từ vài milimét đến những loài dài hơn 3 centimét.

Điều này được tái hiện rõ trong đoạn clip. Theo đó, con bọ sát thủ áp sát dần vào người con sâu bướm. Sau đó bằng một hành động dứt khoát, con bọ đâm chiếc vòi trên mũi nó vào người con sâu rồi bơm liên tục chất độc vào nó.

Chỉ chưa đầy 15 giây, con sâu bướm đã cam chịu số phận của nó và trở thành món sinh tố ngon miệng dành cho con bọ sát thủ.

Chính khả năng “hóa lỏng” con mồi khiến bọ sát thủ trở thành mối đe dọa thậm chí với cả những sinh vật có kích thước lớn hơn nhiều so với chúng.

Kẻ săn mồi xảo quyệt này hầu như phân bố trên toàn thế giới. Chúng đa dạng hơn ở những vùng nhiệt đới. Các nhà khoa học mô tả có khoảng 6.600 loài khác nhau, với hơn 100 loài sống ở Bắc Mỹ.

Những sự thật vô cùng đáng yêu về chim cánh cụt

Chim cánh cụt là một trong những loài động vật đáng yêu nhất thế giới với dáng đi lạch bạch và hình dáng dễ thương. Nhiều loài chim cánh cụt đang có nguy cơ tuyệt chủng khi biến đổi khí hậu toàn cầu tiếp tục trầm trọng hơn.

Nhung su that vo cung dang yeu ve chim canh cut

Không biết bay nhưng không hề sợ độ cao. Chim cánh cụt là một trong số khoảng 40 loài chim không biết bay khác. Hầu hết các loài chim không biết bay như chim kiwi và đà điểu thường cư trú ở Nam Bán cầu.

Nhung su that vo cung dang yeu ve chim canh cut-Hinh-2

Chim cánh cụt là loài có nguy cơ tuyệt chủng.Trong số 17 loài chim cánh cụt hiện đang tồn tại, 13 loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cực kỳ nguy cấp. Các nhà khoa học ước tính rằng vào cuối thế kỷ 21, thế giới có thể mất tới 70% số chim cánh cụt hiện nay.

Loài vật có vẻ ngoài thánh thiện lại khiến cá sấu bỏ chạy

Sau khi chứng kiến cảnh loài vật đáng yêu này chủ động tấn công cá sấu và báo đốm, các nhà khoa học đều cảm thấy vô cùng bất ngờ.

Những cuộc tấn công liều lĩnh

Từ một sự tình cờ, máy quay ở Công viên Quốc gia Lake Woodruff thuộc bang Florida, Mỹ đã ghi lại màn tấn công đầy thảm khốc giữa một con rái cá và một con cá sấu. Trái với suy nghĩ của nhiều người, con vật bị đánh bại và ăn thịt lại là cá sấu.

Loai vat co ve ngoai thanh thien lai khien ca sau bo chay

Trong cuộc chiến bất ngờ, rái cá dễ dàng đánh thắng cá sấu. (Ảnh: Baidu)

Theo những gì video ghi lại, con rái cá dễ dàng dồn cá sấu vào 1 gốc cây rồi ghì nó xuống và cắn vào phần lưng của nó. Dù có kích thước tương đương nhau nhưng cá sấu hoàn toàn không có cơ hội đánh trả.

Trong một đoạn video khác được quay lại ở Amazon, một con rái cá thản nhiên đột nhập vào lãnh địa của bầy cá sấu caiman. Không chỉ không sợ hãi, nó còn vô tư nằm "uốn éo" bên cạnh những "hung thần" máu lạnh. Còn những con cá sấu thậm chí không có phản ứng mà còn tìm cách né tránh nó.

Ở vùng đầm lầy Nam Mỹ, cá sấu caiman được mệnh danh là nỗi ám ảnh của các loài sinh vật sinh sống ở đây. Cá sấu Caiman và cá sấu mõm ngắn Mỹ là hai loài lớn nhất trong họ Alligatoridae còn tồn tại cho đến ngày nay. Cá sấu Caiman tập trung sinh sống chủ yếu ở các môi trường đất ngập nước trên khắp Trung và Nam Mỹ.

Caiman là loài cá sấu có thân hình to lớn, đầu phẳng với cái mũi hơi dẹt và chiếc đuôi dài chạy theo chiều dọc cơ thể. Chúng có bộ hàm chắc khỏe cùng hàm răng sắc nhọn nên cá sấu Caiman có thể xé xác con mồi một cách dễ dàng.

Loai vat co ve ngoai thanh thien lai khien ca sau bo chay-Hinh-2

Cá sấu Caiman được mệnh danh là những kẻ săn mồi đáng gờm của vùng Trung và Nam Mỹ. (Ảnh: Baidu)

Cá sấu Caiman là những kẻ săn mồi đáng gờm. Do lối sống chủ yếu là thủy sinh nên chúng chủ yếu ăn cá, động vật giáp xác và các động vật thủy sinh kích thước nhỏ. Chúng cũng thường săn các loài chim (đặc biệt là chim nước) cùng với các loài lưỡng cư và động vật có vú như lợn hoang…

Tuy cá sấu Caiman có kỹ năng săn mồi vượt trội ở vùng đầm lầy nhưng chúng lại không thể chống cự lại những con rái cá khổng lồ Nam Mỹ.

Loai vat co ve ngoai thanh thien lai khien ca sau bo chay-Hinh-3

Dù có kỹ năng săn mồi vượt trội nhưng cá sấu Caiman vẫn phải chịu thua trước rái cá. (Ảnh: Baidu)

Rái cá khổng lồ sống ở dọc miền Bắc Trung của Nam Mỹ, chủ yếu trên và dọc con sông Amazon và vùng Pantanal. Chúng có chiều dài cơ thể lớn nhất trong tất cả các loài thuộc họ nhà chồn, dù rái cá biển có thể nặng hơn. Các con đực dài từ 1,5-1,8 m và các con cái vào khoảng 1,5-1,7 m. Chiếc đuôi với cơ chắc khỏe của loài này có thể dài tới 70 cm trên toàn bộ chiều dài cơ thể. Thế nhưng, đã có những báo cáo về bộ da và những con sống của loài này cho thấy có những con đực to lớn đặc biệt với chiều dài lên tới 2,4 m. Khối lượng của rái cá khổng lồ đực có thể từ 32 tới 45,3 kg và 22 tới 26 kg với con cái.

Loai vat co ve ngoai thanh thien lai khien ca sau bo chay-Hinh-4

Trái với vẻ đáng yêu, rái cá khổng lồ lại là đối thủ đáng gờm của cá sấu ở Amazon. (Ảnh: Baidu)

Rái cá khổng lồ bơi và lặn rất giỏi do chân của nó có màng và đuôi dẹt. Chúng có thể bơi với vận tốc 14km/h và bơi được một đoạn 100m chỉ trong 30 giây. Rái cá khổng lồ sống phần lớn thời gian ở dưới nước để bắt và ăn cá. Chúng cần nạp một lượng thức ăn lớn, thường là từ 2,7kg - 4kg thức ăn mỗi ngày. Ngoài cá, thức ăn của chúng còn có trăn, cá sấu, loài giáp xác và những sinh vật biển khác.

Rái cá khổng lồ có thị lực rất tốt để săn mồi. Ngoài mắt, chúng còn sử dụng râu để phát hiện con mồi trong nước bằng việc phát hiện những thay đổi trong áp suất nước và dòng chảy.

Loai vat co ve ngoai thanh thien lai khien ca sau bo chay-Hinh-5

Rái cá khổng lồ được mệnh danh là "sói sông" nhờ khả năng chiến đấu mạnh mẽ ở dưới nước. (Ảnh: Baidu)

Trái ngược với vẻ ngoài thân thiện, rái cá khổng lồ còn được mệnh danh là "sói sông" nhờ sở hữu khả năng chiến đấu không thua kém gì báo đốm khi ở dưới nước. Chúng thường đi theo đàn và rái cá không hề sợ hãi bất kỳ loài ăn thịt đáng sợ nào dù là cá sấu hay trăn khổng lồ.

Rái cá có hàm răng sắc nhọn và móng vuốt dài, quan trọng nhất là chúng rất thông minh, biết quan sát và đánh vào điểm yếu của đối thủ. Mỗi cuộc đi săn của rái cá khổng lồ diễn ra rất nhanh và chính xác, thường chỉ diễn ra trong vòng mấy phút. Vì vậy, không quá lời khi nói rằng rái cá là kẻ thù tự nhiên của cá sấu.

Loai vat co ve ngoai thanh thien lai khien ca sau bo chay-Hinh-6

Rái cá khổng lồ rất thông minh và biết cách tấn công vào điểm yếu của đối thủ. (Ảnh: Baidu)

Rái cá khổng lồ thường sống theo đàn từ 3 - 10 con. Chúng giao phối quanh năm, nhưng chủ yếu sinh sản vào mùa khô. Con cái mang thai từ 64 - 72 ngày và đẻ từ 1 - 6 con một lứa. Trong tháng đầu tiên, rái cá con chỉ sống ở trong hang dưới lòng đất và tất cả các thành viên trong đàn sẽ cùng nhau chăm sóc chúng.

Sau khi sinh từ 2-3 tuần, rái cá mẹ sẽ cho rái cá con xuống nước để học bơi. Sau 1 - 2 tháng, rái cá con có thể bơi thuần thục và đi săn cùng với cả đàn. Rái cá con sẽ ở cùng với cả đàn cho đến khi chúng đạt tuổi trưởng thành sinh dục lúc 2,5 tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.