Bỏ quy định đo huyết áp trước khi tiêm vắc xin COVID-19

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, việc đo huyết áp được thực hiện với một số trường hợp nhất định thay vì tất cả người dân trước khi tiêm chủng.

Ngày 10/9, Bộ Y tế đã ban hành quyết định Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tại hướng dẫn này chỉ rõ, việc đo huyết áp được thực hiện với một số trường hợp nhất định thay vì tất cả người dân trước khi tiêm chủng.

Đo huyết áp đối với người có tiền sử tăng huyết áp/huyết áp thấp, người có bệnh nền liên quan đến bệnh lý tim mạch, người trên 65 tuổi.

Trước khi có công văn này, Bộ Y tế yêu cầu đo huyết áp là quy trình bắt buộc khi khám sàng lọc tất cả người đến tiêm vắc xin COVID-19. 

Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều người dù ở nhà đo huyết áp bình thường nhưng khi tới điểm tiêm, được bác sĩ thăm khám, huyết áp lại tăng nhanh, khiến bị "từ chối tiêm oan uổng".

Đây được gọi là hội chứng “tăng huyết áp áo choàng trắng”, là tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao khi gặp bác sĩ, những người mặc áo blouse trắng. Tình trạng này sẽ hết khi... bệnh nhân về nhà. Hội chứng này có thể gặp ở nhiều người, đa dạng độ tuổi.

Hướng dẫn mới nhất về khám sàng lọc trước tiêm vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng của nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Mục đích của khám sàng lọc nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Cũng trong hướng dẫn này Bộ Y tế nêu rõ, đối với khám sàng lọc trước tiêm chủng, cần khám sức khoẻ hiện tại có sốt hay không, hỏi tiền sử người tiêm đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19 không?

Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.

Theo hướng dẫn, các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác. Người có bệnh nền, bệnh mạn tính. Người mất tri giác, mất năng lực hành vi. Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu. Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần. Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35, 5oC và >37,5 oC. Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút. Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế). Nhịp thở > 25 lần/phút.

Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng: Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng. Đang mắc bệnh cấp tính. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Chống chỉ định với các đối tượng: Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước). Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Về phần khám sàng lọc trước tiêm chủng, nhân viên y tế thực hiện:

Hỏi tiền sử bệnh: Tình trạng sức khỏe hiện tại: Khám sức khoẻ hiện tại xem có sốt, hay đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19 không?. Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19: Cần khai thác chính xác loại vắc xin COVID-19 đã tiêm và thời gian đã tiêm vắc xin. Tiền sử dị ứng: Đã từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào. Tiền sử dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ. Tiền sử dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Tiền sử mắc COVID-19. Tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang điều trị hóa trị, xạ trị. Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.

Phụ nữ mang thai (nếu có) hoặc đang cho con bú: Phụ nữ mang thai: hỏi tuổi thai. Giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú: chống chỉ định với vắc xin Sputnik V.

Về đánh giá lâm sàng: Đo thân nhiệt tất cả những người đến tiêm. Đo huyết áp đối với người có tiền sử tăng huyết áp/huyết áp thấp, người có bệnh nền liên quan đến bệnh lý tim mạch, người trên 65 tuổi. Đo mạch, đếm nhịp thở ở người có tiền sử suy tim hoặc phát hiện bất thường như đau ngực, khó thở....

Ngoài ra, nhân viên y tế đánh giá mức độ tri giác bằng cách hỏi những câu hỏi về bản thân người đến tiêm. Lưu ý những người có bệnh nền nặng nằm liệt giường, mất tri giác, mất năng lực hành vi. Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiền sử sức khỏe.

Về kết luận khám sàng lọc: Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng. Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng. Chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ nguyên nhân gì.

Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.

Bo quy dinh do huyet ap truoc khi tiem vac xin COVID-19
 

Bài tập hít thở giúp giảm huyết áp không cần uống thuốc

(Kiến Thức) - Chỉ với bài tập thở đơn giản dưới đây, người cao huyết áp có thể giảm căng thẳng, ổn định huyết áp cao hiệu quả mà không tốn một đồng tiền thuốc.
 

Bai tap hit tho giup giam huyet ap khong can uong thuoc
 Bài tập thở ngang hay kỹ thuật thở ngang là một trong những cách thở có tác dụng giảm căng thẳng, ổn định huyết áp hiệu quả. Ảnh: yogaplus.
Bai tap hit tho giup giam huyet ap khong can uong thuoc-Hinh-2
 Kỹ thuật thở ngang sẽ khiến cho phần cơ hoành của bạn được mở rộng hơn mặc dù ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó thở vì hơi chỉ đi vào phần giữa cơ thể. Ảnh: unica.
Bai tap hit tho giup giam huyet ap khong can uong thuoc-Hinh-3
 Để thực hiện kỹ thuật thở ngang, trước hết bạn cần bắt đầu bằng việc thư giãn toàn bộ cơ thể. Ảnh: hellobacsi.
Bai tap hit tho giup giam huyet ap khong can uong thuoc-Hinh-4
 Đặc biệt, bạn cần lưu ý khi hít thở không gò bó phần ức và bụng. Ảnh: giaoducthoidai.
Bai tap hit tho giup giam huyet ap khong can uong thuoc-Hinh-5
 Tiếp theo, bạn hãy hít một hơi thật sâu và để hơi đi vào bụng bạn càng nhiều càng tốt. Ảnh: googleusercontent.
Bai tap hit tho giup giam huyet ap khong can uong thuoc-Hinh-6
 Sau đó, bạn hãy thở ra từ từ để bụng co lại thật nhẹ nhàng. Ngực của bạn sẽ không di chuyển. Ảnh: bidvmetlife.
Bai tap hit tho giup giam huyet ap khong can uong thuoc-Hinh-7
 Khi bạn đã thành thạo kỹ thuật thở ngang bạn sẽ thấy ngay cả phần lưng cũng nở ra khi bạn hít vào. Ảnh: healthplus.
Bai tap hit tho giup giam huyet ap khong can uong thuoc-Hinh-8
 Bạn chỉ cần thực hiện kỹ thuật thở ngang này 3 lần mỗi ngày để tăng lượng NO (phân tử tín hiệu sinh học có chức năng thư giãn các mạch máu) sản xuất, từ đó giúp ổn định huyết áp, giảm huyết áp cao. Ảnh: sendo.
Bai tap hit tho giup giam huyet ap khong can uong thuoc-Hinh-9
 Bên cạnh đó, trong quá trình tập luyện, bạn nên kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh để việc kiểm soát huyết áp của mình có hiệu quả hơn. Ảnh: blogspot.
 

Muốn hạ huyết áp, thêm 10 thảo mộc này vào chế độ ăn hàng ngày

(Kiến Thức) - Ngoài việc điều trị bằng thuốc, huyết áp cao có thể được kiểm soát bằng việc thay đổi lối sống. Thêm 10 loại thảo mộc có tác dụng hạ huyết áp dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp ích cho những người bị huyết áp cao.

Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay
 Húng quế có thể giúp giảm huyết áp. Các eugenol hóa học trong húng quế, có thể ngăn chặn một số chất làm thắt chặt các mạch máu. Điều này có thể dẫn đến giảm huyết áp. Ảnh: blogpsot.
Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay-Hinh-2
 Bên cạnh húng quế, quế cũng là loại thảo mộc có tác dụng làm hạ huyết áp. Ảnh: thuocdantoc.
Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay-Hinh-3
 Bạch đậu khấu hay thảo quả là một loại gia vị đến từ Ấn Độ và thường được sử dụng trong ẩm thực Nam Á, có khả năng giảm huyết áp. Ảnh: thuocdantoc.
Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay-Hinh-4
 Hạt lanh rất giàu axit béo omega-3, và đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là có tác dụng giảm huyết áp. Ảnh: genk.
Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay-Hinh-5
 Tỏi giúp tăng oxit nitric, có thể làm cho các mạch máu của bạn thư giãn và giãn ra. Điều này cho phép máu lưu thông tự do hơn và giảm huyết áp. Ảnh: ihs.
Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay-Hinh-6
 Gừng có thể giúp kiểm soát huyết áp. Bạn có thể thêm gừng tươi vào các món xào, súp, và mì hoặc rau, hoặc thêm nó vào món tráng miệng hoặc trà để có hương vị tươi mát. Ảnh: ihs.
Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay-Hinh-7
 Chiết xuất từ cây táo gai được nghiên cứu là có tác dụng với sức khỏe tim mạch, bao gồm giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và giảm cholesterol ở động vật gặm nhấm. Ảnh: vnecdn.
Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay-Hinh-8
 Ngoài giúp tăng hương vị cho các món súp, món hầm, thịt hầm, và các món ăn mặn khác, hạt cần tây được cho là có tác dụng làm giảm huyết áp. Ảnh: plo.
Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay-Hinh-9
 Nghiên cứu trên loài gặm nhấm cho thấy chiết xuất hoa oải hương làm giảm nhịp tim và huyết áp. Ảnh: longvan.
Muon ha huyet ap, them 10 thao moc nay vao che do an hang ngay-Hinh-10
 Cây móng vuốt mèo là một loại thuốc thảo dược được sử dụng tại Trung Quốc để điều trị tăng huyết áp cũng như các vấn đề về sức khỏe thần kinh. Ảnh: trungtamduoclieu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.