Bọ cạp ăn gì, vì sao nọc của chúng lại cực độc ai cũng khiếp sợ?

Bọ cạp với hình thù nhỏ bé nhưng sở hữu nọc độc vô cùng mạnh khiến con mồi dễ dàng bị tê liệt và tử vong trong vài giây. Sinh vật đáng sợ này luôn khiến những loài vật to lớn hơn phải khiếp sợ trong đó có cả con người.  

Bọ cạp thuộc loại động vật không xương sống, thân phân đốt, gồm tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện).

Bọ cạp ăn những động vật chân khớp nhỏ và sâu bọ. Đầu tiên chúng dùng càng để bắt mồi. Tùy vào lượng nọc độc và kích cỡ càng mà bọ cạp sẽ chích độc hay dùng càng ép con mồi. Cách này có thể làm tê liệt, thâm chí là giết chết mồi để sau đó bọ cạp có thể ăn. Bọ cạp có một kiểu ăn duy nhất là sử dụng chân kìm.

Bo cap an gi, vi sao noc cua chung lai cuc doc ai cung khiep so?

Bọ cạp dùng nọc độc để giết hoặc làm tê liệt con mồi.

Đó là những vuốt nhỏ từ miệng, chỉ có một số loài có (trong đó có nhện). Chân kìm rất sắc và có thể được dùng để chia nhỏ con mồi ra cho dễ tiêu hóa. Bọ cạp chỉ có thể tiêu hóa thức ăn ở một dạng chất lỏng nhất định, bất kỳ chất rắn nào (lông, bộ xương ngoài... của con mồi) đều bị chúng bỏ lại.

Với hơn 1750 loài bò cạp đang sinh sống khắp mọi nơi trên Trái Đất thì vỏn vẹn chỉ có 20 loài trong số chúng là có nọc độc đủ để gây chết người (tất cả chúng thuộc đều thuộc họ bọ cạp Buthidae). Bản thân nọc độc bọ cạp là sự kết hợp của các độc tố như các độc tố thần kinh và các chất ức chế men.

Ngoài loài Hemiscorpius lepturus có nọc độc hại tế bào, tất cả các loài bọ cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh. Những độc tố ảnh hưởng đến thần kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và hiệu quả.

Những bí mật bất ngờ về bọ cạp

Bọ cạp là một trong những động vật cổ xưa nhất trên Trái đất. Lịch sử tiến hóa của chúng bắt đầu từ thời kỳ Silur, khoảng 430 triệu năm trước đây. Chúng tiến hóa từ những sinh vật giống bọ cạp khổng lồ sinh sống dưới biển, thích nghi, phát triển thêm một số bộ phận không đáng kể cho đến tận bây giờ.

Bo cap an gi, vi sao noc cua chung lai cuc doc ai cung khiep so?-Hinh-2
 

Bọ cạp có khả năng thích ứng tuyệt vời, chúng được tìm thấy trên tất cả các châu lục, ngoại trừ Nam Cực. Dù ngoại hình của bọ cạp khá giống động vật giáp xác như tôm, cua nhưng thực sự thì bò cạp có họ hàng thân thiết, gắn bó hơn với bọ ve, bọ và nhện.

Mặc dù bọ cạp có rất nhiều mắt ( tối thiểu là 6 mắt và nhiều nhất là 12 mắt, tùy thuộc vào loài bọ cạp khác nhau) nhưng tầm nhìn của chúng không hề tốt chút nào. Tuy tầm nhìn mọi vật không được tốt nhưng bọ cạp vẫn có thể phân biệt được ánh sáng ban ngày hay ban đêm.

Những con bọ cạp con được gọi là scorplings. Chúng bám trên thân mẹ, để mẹ cõng cho đến lần lột xác đầu tiên của mình. Khứu giác của bọ cạp rất tốt, chúng có thể cảm nhận các mùi khác nhau để tìm thức ăn và trốn khỏi kẻ thù nguy hiểm.

Đặc biệt, bọ cạp có khả năng vô cùng nhạy bén, dựa vào các dao động của môi trường xung quanh, chúng có thể đoán được những gì đang hiện hữu và diễn biến như thế nào. Tuổi thọ trung bình của bọ cạp là từ 2- 10 năm. Có một số loài đặc biệt có thể sống đến 25 năm.

Chất huỳnh quang có trong lớp giáp của bọ cạp được coi là một phần quan trọng trong sự chuyển hóa và lột xác của bọ cạp. Hầu hết tất cả các loài bọ cạp đều có nọc độc, tuy nhiên chỉ 25% trong số chúng có lượng nọc độc đủ mạnh để khiến cho con mồi tê liệt và tử vong.

Bọ cạp có thể làm chậm sự trao đổi chất của chúng khi thực phẩm cực kỳ khan hiếm. Một số loài bọ cạp có thể sống tới 1 năm mà không cần ăn hay uống nước. Một điều thú vị là những con bọ cạp thường rất nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy ít khi chúng di chuyển tới nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Những con bọ cạp thường kiếm ăn vào buổi đêm, và đến ban ngày chúng nghỉ ngơi trong các hố hoặc lỗ ở những tảng đá lớn.

Bọ cạp là loài dễ thích nghi trong các môi trường sống khác nhau, cả kể đó là môi trường khắc nghiệt đến thế nào. Tuy cùng loài nhưng những con cái thường có kích thước cơ thể lớn hơn các con đực. Đôi khi những con cái có thể tiêu diệt ngay những con đực sau khi chúng giao phối nếu những con đực này không nhanh chân chạy đến chỗ khác.

Bọ cạp là loài tiêu thụ thức ăn dạng chất lỏng, vì vậy trong nọc độc của chúng có chất đặc biệt khiến con mồi bị chuyển hóa thành chất lỏng để chúng có thể dễ dàng tiêu hóa. Chúng thường ăn các sinh vật sống như: nhện, côn trùng, ấu trùng thằn lằn, đôi khi là chuột nhỏ.Mặc dù bọ cạp rất đa dạng về chủng loại nhưng không vì thế mà chúng có chất độc giống nhau, mỗi loại đều có vũ khí độc tính của riêng mình để tiêu diệt con mồi.

Môi trường tốt nhất khiến bọ cạp có thể phát triển mạnh chính là đất. Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học phát hiện có tới 1.750 loài bọ cạp khác nhau với 13 họ, trong đó có những loài bọ cạp sát thủ. Có hơn 90 loài bọ cạp khác nhau sống tại Hoa Kỳ. Những loài bọ cạp nguy hiểm thường cư trú tại Bắc Phi và Trung Đông.

Có hơn 30 loài bọ cạp được tìm thấy ở Arizona. Phổ biến nhất trong khu vực Phoenix là Scorpion Bark (Centruroides exilicauda), nơi có những con bọ cạp với chất độc cực mạnh và có khả năng gây chết người với tỉ lệ cao nhất. Nọc độc của bọ cạp khiến cho con mồi bị tê liệt tại chỗ, còn đối với con người sẽ khiến cho vết cắn bị sung tấy, gây khó khăn trong việc hô hấp, cơ bắp bị co giật, nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, phù phổi.

Bọ cạp có khoảng cách kích thước khá lớn về giống loài. Loài nhỏ nhất có kích thước chỉ khoảng 9mm trong khi loài lớn nhất có thể dài hơn 20cm. Bọ cạp có xu hướng sống trong các khu vực có nhiệt độ dao động từ 20 - 37°C, nhưng chúng có thể xử lý nhiệt độ một cách siêu việt. Các nhà nghiên cứu đã đông lạnh bọ cạp qua đêm, ngày hôm sau đặt chúng dưới ánh nắng, khi đá tan, bọ cạp lắc mình bỏ đi như chưa hề có chuyện gì.

Bọ cạp sẽ phát sáng khi tiếp xúc với bước sóng của tia cực tím. Chưa lý giải được nguyên nhân và mục đích bọ cạp phát sáng này nhưng các nhà khoa học đưa ra giả thiết là do bọ cạp cảm nhận ánh sáng bằng toàn bộ cơ thể nên phát sinh hiện tượng này.

Top 3 cung hoàng đạo chính là chuyên gia nịnh hót, cần đề phòng

Những người luôn miệng nói lời ngọt ngào, khen bạn hết lời nhưng có thể trong tâm họ lại hoàn toàn ngược lại. Và đây là những cung hoàng đạo như thế, cần đề phòng nhé.

Bọ Cạp

Khám phá món bò cạp Bảy Núi vừa ngon vừa sợ ở An Giang

(Kiến Thức) - Bò cạp Bảy Núi là món ăn đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, thịt bò cạp rất giàu protein calcium và acid amin giúp dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm thử món ăn kinh dị này.

Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang

Bò cạp Bảy Núi chính là một trong những đặc sản An Giang nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến thưởng thức khi du lịch đến đây.

Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-2
Đối với người dân vùng Bảy Núi, bò cạp là động vật vừa có thể làm thuốc trị bệnh vừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-3
Bò cạp Bảy Núi (người địa phương thường gọi là bù kẹp), cò màu đen nhánh, hai càng to, kích thước bọ cạp to cỡ bằng con dế cơm. Thoạt nhìn, bò cạp có nét giống con gián nhưng quan sát kỹ sẽ thấy nhiều nét khác biệt.
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-4
Để có được những con bò cạp chắc thịt, to càng về làm nguyên liệu, người ta phải lên tận núi cao để săn về. Dụng cụ để săn bò cạp thường có một cây cuốc, một cây kẹp và một chiếc xô.
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-5
Người quen tay thường thấy tảng đá nào khả nghi liền lật đá sang một bên, thò tay vào miệng hang và kẹp liền một con bò cạp. Bò cạp bắt về thường được ngâm vào thau một vài hôm cho sạch bụng sau đó mới đem ra chế biến.
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-6
Bò cạp Bảy Núi được xem là món ngon đặc sản của vùng đất An Giang. Từ nguyên liệu là bò cạp, người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon. Cách làm đơn giản và phổ biến của người dân vùng Bảy Núi là sử dụng bò cạp để chiên giòn.
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-7
Bò cạp sau khi được rửa sạch bụng thì cho vào chảo dầu đang sôi. Khoảng 2 – 3 phút, bò cạp chín, bốc mùi thơm thì có thể vớt ra đĩa, cho thêm ít rau sống, cà chua và ngò rí để ăn cùng. Nước chấm ngon nhất dùng cho món này là muối tiêu chanh
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-8
Bò cạp Bảy Núi chiên giòn đưa vào miệng ăn nghe giòn rụm, vị béo béo, rất ngon. Ngoài bò cạp chiên giòn còn có bò cạp rang muối. Đây là món được nhiều người ghiền bò cạp “mê” nhất. 
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-9
Bò cạp rang muối giòn tan, cho thêm ít ớt vào rang cùng để vị thêm đậm đà. Thưởng thức bò cạp rang muối, vị cay vị mặn cùng vị béo ngậy của bò cạp sẽ làm thực khách khó quên.
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-10
Ngoài ra, bò cạp còn là nguyên liệu để làm nên nhiều món nướng, trong đó có món bò cạp xiên que nướng. Với món này, bò cạp được xiên vào que, sau đó đem nướng chín trên bếp than.
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-11
Bò cạp Bảy Núi là món ăn đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, thịt bò cạp rất giàu protein, calcium và acid amin giúp dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến phải bỏ đi nọc độc ở đuôi. 
Kham pha mon bo cap Bay Nui vua ngon vua so o An Giang-Hinh-12
Ngoài giá trị dinh dưỡng, bò cạp từ lâu còn được sử dụng làm thuốc để chữa bệnh hiệu quả. Đông y thường sử dụng bò cạp để chữa một số chứng phong như co giật, đau nhức, hôn mê… Người dân vùng Bảy Núi còn có “bí quyết” chữa các chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp mãn tính bằng cách dùng bò cạp chiên với rượu ngâm bò cạp. 

Video "Bánh đậu xanh phô mai giòn thơm bùi béo". Nguồn: Món ăn ngon.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.