Biết gì về vắc xin phòng đậu mùa khỉ được Châu Âu phê duyệt?

Imvanex, loại vắc xin mới được Châu Âu cấp phép để sử dụng phòng bệnh đậu mùa khỉ, hoạt động bằng cách "dạy" hệ thống miễn dịch cách tự bảo vệ chống lại bệnh tật.

Ngày 25/7, công ty công nghệ sinh học Bavarian Nordic (Đan Mạch) xác nhận vắc xin Imvanex của họ đã được Châu Âu phê duyệt để phòng bệnh đậu mùa khỉ.
Trong một tuyên bố, công ty Bavarian Nordic cho biết việc phê chuẩn này có hiệu lực ở toàn bộ các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) cũng như Iceland, Liechtenstein và Na Uy.
Biet gi ve vac xin phong dau mua khi duoc Chau Au phe duyet?
Ảnh minh họa: HealthSite.com  
Được biết, Imvanex là vắc xin duy nhất được cấp phép để phòng chống bệnh đậu mùa khỉ ở Mỹ và Canada. Trước đây, nó chỉ được phép sử dụng trong điều trị bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, công ty này cung cấp vắc xin cho nhiều nước EU trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ để sử dụng “ngoài nhãn mác”.
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cho biết, Imvanex chứa một dạng virus vắc xin giảm độc lực, được gọi là "virus vắc xin biến đổi Ankara", có liên quan đến virus đậu mùa. Virus này không gây bệnh cho người và không thể tái tạo (sinh sản) trong tế bào người.
Theo Livemint, vắc xin Imvanex đã được Ủy ban Châu Âu phê duyệt vào năm 2013 để chủng ngừa bệnh đậu mùa ở người lớn từ 18 tuổi trở lên.
Imvanex hoạt động như thế nào?
Theo vaxini.com, Imvanex có sẵn dưới dạng hỗn dịch để tiêm dưới da, tốt nhất là ở cánh tay trên. Những người chưa được chủng ngừa bệnh đậu mùa trước đó nên tiêm hai liều 0,5 ml, với liều thứ hai được tiêm không dưới 28 ngày sau liều đầu tiên.
Vắc xin Imvanex hoạt động bằng cách "dạy" hệ thống miễn dịch cách tự bảo vệ chống lại bệnh tật. Khi một người được tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch nhận ra virus trong vắc xin là "ngoại lai" và tạo ra kháng thể chống lại chúng.
Khi một người tiếp xúc lại với virus này hoặc virus tương tự, những kháng thể này cùng với các thành phần khác của hệ thống miễn dịch sẽ có thể tiêu diệt virus và giúp bảo vệ chống lại bệnh tật.
Imvanex đã được chứng minh trong các nghiên cứu là có hiệu quả trong việc kích hoạt sản xuất kháng thể ở mức được mong đợi để bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa.

WHO họp khẩn về nguy cơ bùng phát dịch bệnh mới

Sau hàng loạt ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia, WHO họp khẩn, lo ngại virus hiếm gặp này sẽ gây ra làn sóng dịch mới.

Ngày 21/5, Guardian dẫn lời ông Hans Kluge, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu, lo ngại về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ vào mùa hè, khi các cuộc tụ tập đông đúc, lễ hội diễn ra thường xuyên. Vị chuyên gia dự báo các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể tăng nhanh trong những tháng tới. Hiện tại, virus gây bệnh này lan khắp châu Âu với khoảng 100 ca mắc.

Theo Reuters, hôm 20/5, nhóm Cố vấn Chiến lược và Kỹ thuật về các mối đe doạ truyền nhiễm nguy cơ trở thành dịch và đại dịch (STAG-HI), thuộc WHO, tổ chức cuộc họp khẩn bàn về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây.

Dấu hiệu cảnh báo người mắc bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ và đậu mùa khá tương đồng. Song, một trong số đó được xem là đặc hiệu giúp phân biệt hai loại bệnh.

Câu hỏi: Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên toàn cầu. Làm sao để tôi biết bản thân mình có mắc bệnh hay không?

Trả lời:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.