Biến thể tàng hình của Omicron thống trị thế giới

Phiên bản BA.2 của Omicron có khả năng lây truyền cao đang khiến số ca Covid-19 tăng vọt trở lại ở châu Âu, châu Á.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), BA.2 hiện chiếm gần 86% tổng số ca bệnh được giải trình tự. Chủng này thậm chí còn dễ lây truyền hơn so với chủng gốc của Omicron là BA.1. Tuy nhiên, các bằng chứng cho đến nay ghi nhận, BA.2 không có nhiều khả năng gây ra bệnh nặng.

Cũng như các dòng khác trong họ Omicron, vắc xin chống lại BA.2 kém hiệu quả hơn so với chủng virus SARS-CoV-2 gốc hay các biến thể trước đó như Alpha, Beta, Delta và khả năng bảo vệ giảm dần theo thời gian.

Theo dữ liệu của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, khả năng bảo vệ được khôi phục sau liều tiêm tăng cường, đặc biệt ngăn ngừa nhập viện và tử vong.

BA.2 được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca Covid-19 gần đây ở Trung Quốc cũng như số ca kỷ lục ở các nước châu Âu như Đức, Anh. Tuy nhiên, một số quốc gia châu Âu khác chứng kiến số ca nhiễm mới tăng chậm hơn, thậm chí giảm.

BA.2 được gọi là "biến thể tàng hình" vì khó phát hiện hơn so với BA.1. Một gen bị thiếu trong BA.1 cho phép các nhà khoa học phát hiện người nhiễm chủng này qua xét nghiệm PCR. Trong khi đó, BA.2 và BA.3 chỉ có thể xác định qua giải trình tự bộ gen.

Mối lo chính về BA.2 là liệu có thể tái lây nhiễm cho những người từng mắc BA.1 hay không, đặc biệt khi một số quốc gia đang trải qua sự bùng phát. 

Nhưng dữ liệu từ Vương quốc Anh và Đan Mạch đã chỉ ra, trong khi những người nhiễm Omicron có thể từng mắc các biến thể khác (Delta) thì chỉ có một số ít người mắc BA.1 tái nhiễm BA.2 trong số hàng chục nghìn các trường hợp.

Các nhà khoa học cho biết sự gia tăng gần đây của BA.2 có thể do nhiều quốc gia dỡ bỏ các biện pháp y tế công cộng (đeo khẩu trang, giãn cách xã hội).

Tiến sĩ Andrew Pekosz, nhà virus học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho biết: “Có thể BA.2 là biến thể đang lưu hành khi mọi người ngừng đeo khẩu trang”.

Nhưng dù lý do sự gia tăng của BA.2 là gì, các nhà khoa học khuyến cáo, đây là lời nhắc nhở virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục gây hại, đặc biệt đối với các nhóm người chưa tiêm phòng và có nguy cơ cao.

Mark Woolhouse, nhà dịch tễ học tại Đại học Edinburgh, cho biết: “Đây vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn và sẽ tiếp tục như vậy”.

4 câu hỏi lớn về chủng Omicron “tàng hình”

BA.2 (biến thể Omicron "tàng hình") có khả năng lây truyền nhanh hơn chủng gốc. Dưới đây là một số câu hỏi chắc hẳn nhiều người thắc mắc về biến chủng này.

1. Biến chủng Omicron "tàng hình" (BA.2) là gì?
Theo ABC.net.au, Omicron có một số dòng phụ, trong đó BA.1 chiếm hầu hết các ca nhiễm Omicron trên toàn thế giới. Tuy nhiên, BA.2, còn được gọi là Nextstrain clade 21L, gần đây trở thành biến chủng chiếm ưu thế ở nhiều nơi và ngày càng lan rộng.

Triệu chứng khác biệt khi nhiễm biến chủng Omicron

Theo chuyên gia, tỷ lệ người mắc Covid-19 do Omicron có triệu chứng sốt ít hơn so với chủng Delta trước đây.

Bộ Y tế cho biết biến chủng Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm và thay thế dần Delta ở nhiều tỉnh, thành phố, nhất là ở TP.HCM và Hà Nội.

Omicron, ngoài tốc độ lây nhiễm nhanh hơn so với các chủng SARS-CoV-2 trước đây, biểu hiện bệnh do chủng này gây ra cũng có một số khác biệt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.