WHO gọi biến thể Delta là phiên bản virus “nhanh nhất và mạnh nhất” trong số các biến thể của virus corona trong đại dịch COVID-19. |
Hiện nay, biến thể Delta đang "lan rộng như cháy rừng" ở phía Nam nước Mỹ, đặc biệt là tại bang Louisiana, một trong những nơi có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất nước Mỹ khi chỉ 37% dân số được tiêm vắc xin đầy đủ, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ 50% trên toàn quốc.
Điều này cho thấy biến thể Delta lây nhiễm với tốc độ nhanh hơn hẳn so với chủng ban đầu. WHO gọi đây là phiên bản virus “nhanh nhất và mạnh nhất” trong số các biến thể của virus corona trong đại dịch COVID-19.
Không chỉ lây lan nhanh, biến thể Delta còn có sức tấn công mạnh hơn vào sức khỏe con người. Người nhiễm chủng Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn so với nhiễm các biến chủng khác.
Không chỉ tấn công những người có bệnh nền, người trẻ và khỏe mạnh cũng có thể chuyển biến nặng nếu nhiễm biến thể này. Một nghiên cứu của các chuyên gia tại Australia mới đây cho thấy, chủng virus Delta dường như có thể khiến những người trẻ, khỏe mạnh có nguy cơ bị biến chứng tim mạch và làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm đối tượng này.
Thậm chí, biến thể Delta còn làm tăng số bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng nhanh chóng chuyển biến nặng.
Ứng phó với biến thể Delta như thế nào?
Biến thể Delta với sự nguy hiểm khó lường đã khiến cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 toàn cầu chao đảo, trong đó có Việt Nam. Nằm lòng việc tuân thủ quy định 5K và tiêm vắc xin chính là vũ khí để ứng phó với biến thể Delta cũng như dịch COVID-19. Các loại vắc xin được cấp phép đều có hiệu quả theo từng mức khác nhau đối với biến thể Delta.
Các nhà khoa học vẫn khẳng định vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus SARS-CoV-2, dù các biến thể mới liên tục xuất hiện. |
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn khẳng định vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus SARS-CoV-2, dù các biến thể mới liên tục xuất hiện, kéo theo mối lo lắng về nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, mới đây tuyên bố các vắc xin do WHO phê duyệt vẫn tạo ra “sự bảo vệ đáng kể đối với khả năng bệnh trở nặng hoặc phải nhập viện do tất cả các biến thể gây ra, kể cả biến thể Delta”.
Khả năng bảo vệ của các vắc xin ngừa COVID-19 hiện nay vẫn rất mạnh mẽ, giúp giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng và phải nhập viện khi mắc các biến thể của virus SARS-CoV-2. Những người chưa được tiêm phòng thuộc diện nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.
Theo giới chức y tế Anh, vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn tình trạng phải nhập viện với các ca mắc biến chủng Delta. Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) cho biết hiệu quả của vắc xin Pfizer và AstraZeneca trong ngăn chặn nguy cơ nhập viện với người mắc biến chủng Delta lần lượt là 96% và 92% sau khi tiêm đủ hai mũi.
Tuân thủ quy định 5K và tiêm vắc xin chính là vũ khí để ứng phó với biến thể Delta cũng như dịch COVID-19. |
Mời độc giả xem video "Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới". Nguồn: THDT.