Bí mật 'bốc mùi' NASA giấu nhẹm, chưa bao giờ tiết lộ

Dự án Nghiên cứu Con người của NASA công bố vào năm 2016 từng đưa ra 1 báo cáo rủi ro. Một số trường hợp tiêu chảy trên các chuyến bay ngoài vũ trụ.

Tuy nhiên, bác sĩ của NASA đã tiết lộ ít nhiều về chuyện “giải quyết nỗi buồn” ở ngoài không gian. Jossef Schmid, bác sĩ ở NASA cho biết chương trình không gian của Mỹ từng tính đến trường hợp các phi hành gia bị tiêu chảy vì điều này không thể nói trước được. Ở Trạm vũ trụ quốc tế ISS có 2 phòng vệ sinh, có thời gian cả 2 đều bị hỏng. Với số lượng 6-7 phi hành gia, có khi là 13 người thì liệu họ sống như thế nào?
Câu trả lời là các phi hành gia phân lịch đi vệ sinh. Đây là một phần trong công việc hàng ngày của họ. Nhưng chuyện này đâu có thể diễn ra theo ý muốn của mình? Đa số họ đều phải cố rặn, hoặc tìm cách đàm phán với ca của người khác hay chờ nhà vệ sinh vắng người.
Nhưng thực tế thì các phi hành gia dễ bị táo bón hơn là tiêu chảy. Chuyện này do căng thẳng khiến đường ruột bị rối loạn. Trong quá trình phóng lên quỹ đạo, phi hành gia phỉa ngồi ở vị trí chân để ngang tim nên chất lỏng tích tụ, khiến họ dễ buồn tiểu. Thế nên phi hành gia thường hạn chế uống nước nhiều nhất có thể. Uống ít nước lại là lý do khiến họ bị táo bón.
Bi mat 'boc mui' NASA giau nhem, chua bao gio tiet lo
Vậy nếu chẳng may phi hành gia không kìm nén nổi thì sao? Có thể bạn đã biết, các phi hành gia đều mặc một bộ bỉm siêu thấm khi ngồi trên tàu vũ trụ. Họ có thể đi vệ sinh nhẹ trong đó. Còn nếu muốn đi nặng, họ được trang bị một chiếc bô đặc biệt.
Sau khi xong xuôi, phi hành gia sẽ bọc chiếc bô, bỉm của mình trong một túi nilon 3 lớp rồi thả trôi chúng ngoài không gian. Những n ăm 1960 – 1970, trong sứ mệnh Apollo, cả phi hành đoàn chỉ được hướng dẫn dán nilon và “đi”. Để rồi trên đường từ Trái đất đến Mặt trăng, môi trường không trọng lực đã khiến chất thải bay lơ lửng. Các phi hành gia phải dùng túi nilon để tóm hết chúng lại.
Còn ngày nay, để giảm các sự cố liên quan đến chất thải của phi hành gia, họ sẽ được uống thuốc xổ trước ngày bay, đồng thời ăn uống và lịch trình cũng vô cùng nghiêm ngặt. Cả phi hành đoàn còn trải qua khóa huấn luyện sử dụng nhà vệ sinh trên vũ trụ. Theo bác sĩ của NASA, bồn cầu trên ISS như một chiếc máy hút, hút mọi thứ vào trong.
Sau khi trở về Trái đất, chất thải sẽ được phóng ra ngoài trên đường đi. Chúng bốc cháy như những ngôi sao băng.

Phi hành gia tắm rửa thế nào ở môi trường không trọng lực?

Khi sống và làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của phi hành gia khác rất nhiều so với khi ở trên Trái đất. Trong đó, họ dùng nhà vệ sinh chân không đặc biệt, dầu gội không cần xả lại...

Phi hanh gia tam rua the nao o moi truong khong trong luc?
Cuộc sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) của phi hành gia là chủ đề được nhiều người quan tâm. Công chúng tò mò các phi hành gia ăn, mặc, ở... như thế nào khi ở môi trường không trọng lực.  

Phi hành gia có nằm mơ khi ở trong vũ trụ?

Nhiều người tò mò liệu phi hành gia có nằm mơ khi ở Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) như khi ở trên Trái đất. Câu hỏi này đã được một số phi hành gia trả lời.

Phi hanh gia co nam mo khi o trong vu tru?
 Trở thành phi hành gia là ước mơ, mục tiêu của nhiều người. Để chạm tay vào ước mơ, họ phải vượt qua các bài kiểm tra về thể chất, kiến thức chuyên môn. Trong những thập kỷ qua, hàng chục phi hành gia đã thực hiện các sứ mệnh vũ trụ, mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại.

Vì sao phi hành gia từng phải rút hết móng tay trước khi bay?

Để được làm một phi hành gia, bên cạnh yêu cầu về thể trạng, bạn còn phải có nền tảng kỹ thuật, tâm lý tốt. Việc bay vào vũ trụ không hề đơn giản, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể phải trả giá đắt.

NASA từng tiết lộ, ứng viên của họ ít nhất cũng phải có học vị thạc sĩ trong lĩnh vực STEM như sinh học, khoa học máy tính, vật lý, toán học… Bên cạnh đó là ít nhất kinh nghiệm 1.000 giờ bay với cơ trưởng lái máy bay phản lực, 1.500 giờ bay với máy bay thương mại. Riêng thể lực, thị lực phải đạt 20/20, huyết áp không quá 140/90, có chứng chỉ lặng, huấn luyện sinh tồn dưới nước theo kiểu quân đội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.