Bi kịch cuộc đời của nhà khoa học nữ huyền thoại ở NASA
Dù phải đối mặt với những vấn đề chủng tộc và giới tính xuyên suốt sự nghiệp và những khó khăn gia đình, Katherine Johnson vẫn kiên trì theo đuổi niềm đam mê, trở thành một biểu tượng tại NASA.
Theo Tử Huy/Vietnamnet
Sinh ra ở thành phố White Sulphur Springs, bang West Virginia (Mỹ) vào năm 1918, Johnson sớm bộc lộ năng khiếu toán học, tốt nghiệp trung học phổ thông sớm hơn bạn bè đồng trang lứa năm 14 tuổi.
Sau đó, bà tốt nghiệp xuất sắc trường Cao đẳng West Virginia State với bằng Toán học và tiếng Pháp năm 1937, dạy toán tại một trường công lập ở Virginia.
Nhà toán học Katherine Johnson làm việc tại trung tâm nghiên cứu của NASA.
Năm 1953, Johnson tham gia Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Hàng không (NACA), sau này trở thành Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA). Bà là một trong số ít phụ nữ Mỹ gốc Phi được thuê làm "máy tính", thực hiện các phép tính phức tạp bằng tay cho nghiên cứu của cơ quan về hàng không và thám hiểm không gian.
Theo thông tin trên website NASA, thời điểm đó, không có máy tính như phiên bản ngày nay, vì vậy, các nhà toán học như Johnson chịu trách nhiệm thực hiện các phép tính phức tạp theo cách thủ công. Công việc của Johnson - phối hợp với các "máy tính" khác để xác minh và kiểm tra lại các phép tính của nhau, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.
Johnson được tin tưởng giao nhiệm vụ tính toán quỹ đạo cho các chuyến bay vào vũ trụ có người lái đầu tiên của NASA. Đặc biệt, các phép toán của bà mang tính quyết định đối với sự thành công của chuyến bay vòng quanh quỹ đạo Trái Đất của John Glenn trên tàu vũ trụ Friendship 7 ngày 20/2/1962. Đây là niềm tự hào to lớn của người Mỹ trong bối cảnh Liên Xô đã thống trị thám hiểm không gian bằng tàu vũ trụ có người lái trong một thời gian dài.
Trước đó, đích thân Glenn đã yêu cầu Johnson kiểm tra lại các phép tính và ông từ chối bay cho đến khi nhận được sự đảm bảo từ bà.
Điều này thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng mà nhà du hành vũ trụ nổi tiếng dành cho Johnson bất chấp những sự nghi kỵ từ những nhà khoa học nam.
Công việc thầm lặng của bà ít được chú ý cho đến khi bà được trao tặng Huân chương của Tổng thống Mỹ năm 2015.
Ngoài ra, Johnson còn có những đóng góp đáng kể cho các lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ khác. Bà từng làm việc trong chương trình Apollo dẫn đến cuộc đổ bộ đầu tiên của con người lên Mặt Trăng vào năm 1969. Ông Bill Barry, sử gia của NASA, đánh giá đóng góp quan trọng của Johnson như sau: “Nếu chúng ta muốn trở lại Mặt Trăng hay Sao Hỏa, chúng ta sẽ phải dùng công thức toán học của bà”.
Ngoài những đóng góp cho chương trình không gian, Johnson còn là người ủng hộ tận tụy cho giáo dục. Bà tin rằng giáo dục là chìa khóa mở ra các cơ hội và đạt được ước mơ của mỗi người. Bà làm việc không mệt mỏi để truyền cảm hứng và hỗ trợ thế hệ các chuyên gia STEM tiếp theo.
Tuy nhiên, trong suốt sự nghiệp, Johnson phải đối mặt với phân biệt đối xử và trở ngại đáng kể do giới tính và chủng tộc Mỹ gốc Phi. Bà là người phụ nữ, người da màu duy nhất trong phòng. Giai đoạn mới vào nghề, bà luôn nhận được ánh mắt coi thường của một số nam đồng nghiệp.
Năm 2016, một tòa nhà tại trụ sở NASA ở bang Virginia được đặt tên Katherine Johnson để vinh danh bà.
Nhà khoa học nữ cũng trải qua bi kịch cá nhân trước sự ra đi của người chồng đầu tiên - James Goble. Goble là cựu chiến binh trong Thế chiến II, giáo viên có chung niềm đam mê giáo dục với Johnson.
Cặp đôi có với nhau ba con gái, kết hôn được hơn một thập kỷ, Goble đột ngột qua đời. Johnson phải một mình nuôi dạy con cái trong khi làm việc toàn thời gian tại NASA. Bất chấp những thách thức đó, Johnson vẫn kiên trì và nuôi dạy 3 con thành người.
Trong những năm cuối đời, Johnson tiếp tục cống hiến cho khoa học và toán học. Năm 2015, bà nhận Huy chương vì Tự do của Tổng thống Mỹ.
"Cả cuộc đời, Katherine Johnson cống hiến cho việc nâng cao kiến thức của nhân loại và mở rộng ranh giới những gì chúng ta có thể đạt được với tư cách một con người", cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận định.
Năm 2019, bà được trao tặng Huy chương Vàng của Quốc hội Mỹ. Giải thưởng đã ghi nhận "công trình tiên phong của bà với tư cách một nhà toán học và vật lý, người có những tính toán rất quan trọng đối với chương trình đưa con người vào vũ trụ thời kỳ đầu của NASA. Di sản của bà tiếp tục truyền cảm hứng cho sự tiến bộ của phụ nữ và các nhóm thiểu số trong khoa học và công nghệ".
Nỗ lực tiếp xúc với người ngoài hành tinh của nhà toán học thiên tài
Với sự tiến bộ của thiên văn học, nhân loại bắt đầu hướng đến những hành tinh láng giềng và tìm cách chứng minh chúng ta không đơn độc trong vũ trụ.
Trong số này, đáng kể là nhà toán học lừng danh Johann Carl Friedrich Gauss, người đã có những nỗ lực nhằm phát hiện sự sống ngoài hành tinh, trước khi có tín hiệu vô tuyến và tàu thăm dò.
Từ toán học đến vật lý, thiên văn
Johann Carl Friedrich Gauss ra đời năm 1777 tại Niedersachsen, vùng đất nay thuộc Đức, trong hoàn cảnh nghèo khó, với một người mẹ mù chữ và người cha thuộc tầng lớp lao động. Tuy nhiên từ rất sớm, Gauss đã có những biểu hiện thần đồng, với năng khiếu bẩm sinh về toán.
Ngay từ khi mới ba tuổi, ông đã bắt đầu bộc lộ khả năng giải toán phi thường. Đến trường năm bảy tuổi, ông đã vượt xa những đứa trẻ khác cùng lớp, và ở tuổi thiếu niên, đã có những phát hiện mang tính đột phá về giải toán, viết lý thuyết số Disquisitiones Arithmeticae, một công trình chiếm vị trí quan trọng trong toán học, có ảnh hưởng to lớn cho đến ngày nay.
Sau đó, chuyển sang lĩnh vực vật lý và thiên văn học, ông cũng gặt hái những thành công không kém. Đáng chú ý, Gauss đã tái khám phá hành tinh lùn Ceres, thiên thể được nhà thiên văn học người Italy, Giuseppe Piazzi, phát hiện vào năm 1801, nhưng đã mất dấu vết khi nó khuất sau ánh sáng chói của Mặt trời.
Vào lúc đó, các phương pháp toán học không đủ để ngoại suy vị trí của nó từ dữ liệu ít ỏi có được. Gauss bị cuốn hút bởi điều này, ông bắt đầu nghiên cứu và chỉ trong vòng ba tháng đã tính toán chính xác vị trí Ceres, nơi nó được Franz Xaver von Zach tái phát hiện cùng năm đó.
Nhờ những thành tựu trong lĩnh vực thiên văn, Gauss trở thành Giáo sư Thiên văn học và Giám đốc Đài quan sát thiên văn ở Göttingen vào năm 1807. Ông tiếp tục phát triển một lý thuyết mang tính cách mạng về chuyển động của các hành tinh bị nhiễu bởi các hành tinh lớn và công bố vào năm 1809, dưới dạng một bản thảo có tiêu đề bằng tiếng Latin, Theoria motus corporum coelestium in sectionibus conicis solem ambientum, được xem là nền tảng cho các tính toán thiên văn kể từ đó.
Tìm người ngoài Trái đất
Ngoài thiên văn học, hành tinh và các thiên thể trong vũ trụ, Gauss cũng rất quan tâm đến sự sống ngoài Trái đất. Cũng giống như nhiều nhà khoa học khác vào thời điểm đó, ông tin sao Hỏa và Mặt trăng là nơi sinh sống của những người ngoài hành tinh.
Năm 1820, ông có một quyết định được xem là nỗ lực đầu tiên của con người nhằm tiếp xúc với nền văn minh khác trong vũ trụ, nhưng đó không phải là sóng vô tuyến, mà là một ý tưởng hiện được gọi là đề xuất tam giác vuông Pythagore.
Về cơ bản, nó đòi hỏi phải tạo ra một hình ảnh trực quan về Định lý Pythagore, bao gồm một tam giác vuông, với 3 hình vuông ở mỗi cạnh, đủ lớn để người ở sao Hỏa hoặc Mặt trăng có thể nhìn thấy bằng kính thiên văn.
Ông muốn làm điều này bằng cách trồng những cánh đồng lúa mì rộng lớn giữa một khu rừng thông ở Siberia, được định hình thành Định lý Pythagore, với lúa mì tương phản do màu tối hơn khu rừng xung quanh, dễ được nhìn thấy từ không gian. Gauss tin rằng điều này sẽ cho những người ngoài Trái đất biết rằng chúng ta đã có kiến thức cơ bản về hình học, cũng như năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp quy mô lớn.
Nhà thiên văn học người Áo, Johann von Littrow, ảnh hưởng bởi ý tưởng này khi đề xuất đào các mô hình kênh đào trên sa mạc Sahara theo hình tam giác, hình tròn và hình vuông, sau đó thắp sáng chúng bằng những ngọn lửa vào ban đêm để liên lạc với người ngoài hành tinh.
Cả hai kế hoạch đều không thành hiện thực, nhưng Gauss vẫn giữ vững ý tưởng này. Vào năm 1818, ông đã phát minh ra kính nhật quang, có thể gửi thông điệp qua một khoảng cách xa bằng cách phản chiếu ánh sáng Mặt trời.
Năm 1821, Gauss đã sử dụng nó và hình thành ý tưởng khác để liên lạc với người ngoài hành tinh, lần này là sử dụng một loạt 16 tấm gương để gửi thông điệp tới Mặt trăng hoặc sao Hỏa mà ông tin có người sống ở đó. Gauss mở rộng khái niệm này sang một dự án thậm chí còn tham vọng hơn, bao gồm 100 tấm gương liên kết, mỗi chiếc có diện tích 1,5 mét vuông, có thể gửi ánh sáng đến Mặt trăng.
Gauss qua đời vào năm 1855, để lại một di sản ấn tượng nhưng ước mơ liên lạc với người ngoài hành tinh của ông vẫn chưa thực hiện được.
Những ý tưởng tiếp theo
Ý tưởng của Gauss được vận dụng vào năm 1874, khi nhà phát minh lập dị người Pháp, Charles Cros đề xuất Chính phủ Pháp tài trợ cho một chiếc gương khổng lồ mà về lý thuyết sẽ thực sự ghi các thông điệp lên bề mặt sao Hỏa, giống như một chùm tia laser khổng lồ. Nhưng đề xuất này không được chấp nhận. Một người Pháp khác tên A. Mercier gợi ý nên phủ những chiếc gương khổng lồ lên tháp Eiffel để gửi thông điệp tới sao Hỏa.
Ý tưởng sử dụng các phương pháp quang học để liên lạc với người sao Hỏa vẫn tiếp tục phát triển cho đến khi chúng trở nên lỗi thời, khi nhà phát minh người Italy, Guglielmo Marconi truyền thông điệp vô tuyến đầu tiên vào năm 1899, báo trước buổi bình minh của kỷ nguyên giao tiếp mới của loài người.
Vào ngày 16 tháng 11 năm 1974, nhà thiên văn học Frank Drake đã gửi những tín hiệu vô tuyến đặc biệt đầu tiên để liên lạc với các nền văn minh ngoài hành tinh tới M-13, một cụm sao trong chòm sao Hercules từ một đài quan sát ở Arecibo, Puerto Rico. Đến lúc này, thời đại của những tấm gương khổng lồ và cảnh quan vật chất để liên lạc với người ngoài hành tinh đã kết thúc, kỷ nguyên mới bắt đầu.
Một ngày nào đó, chúng ta rồi cũng sẽ liên lạc với những người láng giềng và lúc đó, nhân loại không thể quên những ý tưởng ban đầu của một nhà toán học lừng danh.
Nhà toán học lừng danh nào mòn mỏi săn lùng người ngoài hành tinh?
Carl Friedrich Gauss là nhà toán học lừng danh thế giới đã đưa ra cách liên lạc người ngoài hành tinh. Theo đó, ông chế tạo thiết bị gọi là Heliotrope.
Nhà toán học lừng danh thế giới Carl Friedrich Gauss (1777 - 1855) nổi tiếng với những nghiên cứu về người ngoài hành tinh. Ông dành nhiều thời gian và tâm huyết theo đuổi mục tiêu này.
Câu nói của người đồng nghiệp làm tôi giật mình đánh rơi chiếc chén uống nước. Thấy sự bối rối của vợ, chồng bảo công ty mới có quyết định thưởng hôm trước...
Câu nói của người đồng nghiệp làm tôi giật mình đánh rơi chiếc chén uống nước. Thấy sự bối rối của vợ, chồng bảo công ty mới có quyết định thưởng hôm trước...
Măng khô là một món thực phẩm khá quen thuộc ngày Tết, vì vừa dễ ăn mà lại còn "chống ngán" , nhưng không phải ai cũng biết cách chọn và chế biến ra sao để ngon, đảm bảo an toàn.
Ứng dụng đơn thuần là đo đếm các chỉ số hình thể mà các chị em quan tâm nhưng lại yêu cầu các quyền truy cập quan trọng vào hệ thống. Các chuyên gia khuyến cáo nên gỡ bỏ ngay lập tức.
Các nhà khoa học ở Hàn Quốc đã phát triển camera mô phỏng mắt kép của côn trùng, có độ dày chưa tới 1 mm và có thể chụp cực nhanh, rõ nét trong điều kiện ánh sáng yếu.
Khi chúng tôi đang ngủ say thì chị Thúy gõ cửa cầu cứu. Chị xin được tá túc một đêm vì chồng chị uống rượu với bạn sắp về đến nhà. Dạo gần đây, lần nào anh ấy say xỉn cũng về đánh vợ...
GS.VS Trần Đình Long khẳng định, phương châm của cuộc sống là hãy đứng lên vai người khổng lồ, liên tục học hỏi để không ngừng sáng tạo. Và sách khoa học giúp làm điều đó.
Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều buổi tiệc tất niên, gặp gỡ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc tham gia các bữa tiệc triền miên có thể gây áp lực lớn cho sức khỏe.
Dịp Tết Nguyên Đán, khi nhu cầu mua sắm tăng cao, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng để tung ra các chiêu khuyến mãi giả mạo gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng cho người dân.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Dù không cần cầu kỳ, nhưng mâm cỗ cúng cần sự trang trọng, chu đáo nhằm thể hiện lòng thành của gia chủ trước các vị thần.
Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.
Không chỉ giàu protein, thịt lươn còn chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá với nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện cho con người.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc (CGS), mỏ đất hiếm mới phát hiện ở tỉnh Vân Nam có thể cung cấp hơn 1,15 triệu tấn tài nguyên góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật cho người đàn ông nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica - thích ăn các đồ vật.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.