Bi hài thu nhập 17 triệu vẫn không có tiền cho con đi mẫu giáo!

Sau 3 năm kết hôn, vợ chồng tôi vẫn chưa có một khoản tiết kiệm nào, con gái đến tuổi đi học mẫu giáo nhưng tôi vẫn chưa thể cho con đi học.

Chào mọi người!
Tôi là Vũ Đình Anh, năm nay 29 tuổi, đã kết hôn và có một con gái gần 2 tuổi. Sau khi đọc bài “Gia đình 4 người ở Hà Nội, chi tiêu chỉ hết 5 triệu đồng/tháng”, tôi thấy khâm phục gia đình này quá. Không biết vì sao gia đình chị Nguyệt lại chi tiêu giỏi như vậy?
Trong khi nhà tôi, gồm hai vợ chồng, con gái gần 2 tuổi và bà ngoại (mẹ vợ tôi ở quê ra trông cháu), thế mà tháng nào chúng tôi cũng túng thiếu dù thu nhập ở mức 17 triệu đồng/tháng.
Hai vợ chồng tôi hiện đã có nhà ở, là một căn chung cư trả góp ở Hà Đông. Sau khi mua căn hộ đó, mỗi tháng vợ chồng tôi trả 6 triệu rưỡi cho ngân hàng.
Ngoài ra, trong Tết, vì tôi học cao học và muốn sửa sang lại nhà cửa nên vợ tôi vay thêm 50 triệu. Mỗi tháng trả cả gốc lẫn lãi gần 2 triệu rưỡi. Tổng hàng tháng hai vợ chồng phải trả ngân hàng 9 triệu.
Bi hai thu nhap 17 trieu van khong co tien cho con di mau giao!
Sau 3 năm kết hôn, vợ chồng tôi chẳng tiết kiệm được một khoản nào ngoài hàng tháng đều đặn trả nợ ngân hàng. Ảnh minh họa. 
Như vậy, chúng tôi còn đúng 8 triệu để chi tiêu sinh hoạt mỗi tháng. Thế nhưng hầu như tháng nào, vợ chồng tôi cũng phải vay mượn thêm mới đủ sống, dù đã căn ke hết mức rồi. Tôi xin kể ra đây bảng chi tiêu/tháng mà vợ tôi liệt kê cho tôi xem.
+ Tiền điện: Trung bình 450.000 đồng.
+ Tiền nước: Trung bình 150.000 đồng.
+ Tiền xăng 2 vợ chồng: 300.000 đồng.
+ Tiền thẻ điện thoại 2 vợ chồng: 600.000 đồng.
+ Tiền internet: 200.000 đồng.
+ Tiền cáp ti vi: 100.000 đồng.
+ Tiền gửi xe (2 xe máy, ở chung cư phải đóng phí trông xe hàng tháng): 160.000 đồng.
Bi hai thu nhap 17 trieu van khong co tien cho con di mau giao!-Hinh-2
Vợ tôi đã căn ke, cố tiêu tiết kiệm hết mức mỗi tháng. Ảnh minh họa. 

+ Tiền sữa cho con (bao gồm sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua): 1.000.000 đồng.

+ Tiền bỉm cho con: 150.000 đồng.

+ Tiền ăn: 2.500.000 đồng (Chúng tôi thường gửi tiền về quê cho bà nội mua đồ ăn cho cả nhà, vừa rẻ, đồ ăn lại sạch, đảm bảo, rau cỏ mẹ trồng không phải mua, gà vịt cũng nuôi trong nhà). Trung bình mỗi tháng 2.500.000 đồng)

+ Tiền gia vị, nước giặt, nước rửa bát: 500.000 đồng.

+ Chi phí phát sinh (Đám cưới, ma chay, sinh nhật): 1.000.000 đồng.

+ Tiền quần áo, giày dép, đồ cá nhân phát sinh: 500.000 đồng.

Tổng cộng: 7.510.000 đồng/tháng.

Như vậy, sau khi trừ các khoản chi phí, chi tiêu, hai vợ chồng tôi còn dư 490.000 đồng/tháng. Thậm chí, có tháng con ốm đi viện hoặc đồ dùng, máy tính trong nhà hỏng hóc tốn thêm từ vài trăm đến vài triệu nữa. Khoản tiền này, vợ chồng tôi lại phải vay mượn thêm từ bạn bè.

Vì hai vợ chồng làm công ăn lương nên chỉ trông cậy vào khoản lương cố định hàng tháng. Công việc của tôi khá bận rộn nên không thể làm thêm ngoài được. Còn vợ tôi ngày đi làm, tối về chăm con, làm việc nhà tất bật nên cũng chẳng mong làm thêm được việc gì.

Chính vì vậy mà hai vợ chồng phải lên kế hoạch tiết kiệm hết mức. Riêng quần áo, vợ chồng tôi bảo nhau “tăng xin, giảm mua”. Nói thật, quần áo của vợ tôi chủ yếu là đồ cũ của các chị trong họ hàng hoặc bạn bè cho. Quần áo của con cũng toàn đồ cũ của con nhà chị gái, anh trai tôi và đồ sinh nhật được tặng. Còn tôi từ lúc lấy vợ đến giờ chỉ mua mới 2 cái quần âu đúng dịp lễ tết được thưởng, các loại áo sơ mi được tặng mỗi năm vài cái nên không phải mua. Chúng tôi chỉ mua thêm đồ cá nhân hoặc đôi dép, cái áo đẹp tươm tất cho con đi chơi.

Riêng đặc thù công việc của tôi cần phải ngoại giao nhiều nên các chi phí như thẻ điện thoại, phát sinh ma chay, cưới hỏi như vậy là tôi đã tiết kiệm hết mức có thể.

3 năm kết hôn, vợ chồng tôi vẫn chưa tiết kiệm được một khoản nào ngoài việc hàng tháng đều đặn trả nợ cho ngân hàng. Tôi đang lo rằng, rồi đến lúc bất ngờ ốm đau thì xoay xở đâu ra tiền để chữa trị.

Còn con gái tôi giờ đã gần 2 tuổi, đáng lẽ phải được đi học mẫu giáo luôn nhưng vì vợ chồng kinh tế còn eo hẹp quá nên chúng tôi đang tính, chờ đến Tết Nguyên đán, vợ chồng được thưởng một khoản kha khá, trả hết chỗ nợ vợ tôi vay mượn năm ngoái rồi mới cho được con đi học.

Tôi tính, chi phí để cho con học mẫu giáo tư thục ở Hà Nội thấp nhất cũng rơi vào khoảng 2 - 2,5 triệu.

Thực sự, vợ chồng chúng tôi đã cố gắng lắm mới có thể mua được nhà ở Hà Nội. Không như các bạn ở đây, đã có sẵn nhà, chỉ mỗi việc kiếm tiền chi tiêu hàng tháng là được.

Không biết, có gia đình nào ở Hà Nội rơi vào cảnh như vợ chồng chúng tôi không?

Vũ Đình Anh (Hà Đông, Hà Nội)

Chồng có mùi hôi không thể chịu nổi, vợ nhất quyết đòi ly hôn

Sau 4 năm đi xuất khẩu lao động sang liên bang Nga, cô Duyên trở về quê nhà trong bộ dạng béo trắng, lộng lẫy như một quý bà nơi phồn hoa đô thị.

Sau khi mọi người đã về hết, căn nhà ngói ba gian của vợ chồng Duyên trở lại vẻ yên tĩnh vốn có. Hai đứa con lên giường ngủ ngon lành, Tú sắp xếp đồ đạc cho vợ, rồi giục Duyên đi ngủ sớm cho lại sức. Đã lâu lắm rồi, Tú mới có cảm giác háo hức được gần gũi vợ như đêm nay. Nằm trong màn, trái tim anh đập mạnh, khi thì dồn dập, lúc lại hối thúc như trống hội ngày mùa. Tiếng kim đồng hồ lách cách trên tường chỉ con số 12, mỗi giây trôi qua đối với người chồng dài bằng cả dải ngân hà.

Những loại quả dân dã gợi nhớ tuổi thơ sắp vào mùa

(Kiến Thức) - Tháng 10 là thời nhiều nhiều loại quả quê dân dã nhưng tuyệt ngon sắp vào mùa. Bạn hãy nhớ lại và cảm nhận hương vị quê hương thân quen nhất.

Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua
Táo chua: Đấy là loại quả quen thuộc với những người thế hệ 8x trở về trước - khi mà các loại hoa quả quê dân dã truyền thống vẫn là phổ biến nhất. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-2
Táo chua thường nhỏ quả, khi chín có màu vàng đều. Vị táo hơn ngọt, pha thêm vị chua khá gắt nhưng rất dễ ăn và ngon miệng. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-3
Táo chua thường là món quà quê được yêu thích nhất của các chị em. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-4
Chuối tiêu: Tháng 10 là thời điểm bắt đầu mùa chuối tiêu ăn ngon nhất.  
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-5
Những quả chuối tiêu lúc nào thường chín nhừ nhưng không bị nhũn, nẫu như trong mùa hè, mùi chuối thì thơm ngát vị ngọt đậm đà. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-6
Nhâm nhi quả chuối chín trứng cuốc, chấm chút cốm non vào mùa là ký ức tuổi thơ khó quên của nhiều người. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-7
Hồng xiêm: Tháng 10 là lúc những cây hồng xiên cát sai trĩu quả bắt đầu rục rịch chín cây. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-8
 Không giống loại hồng xiêm lai được ăn quanh năm, hồng xiêm cát có quả hơi thuôn nhọn nhỏ, vỏ nâu nhạt, khi ăn hơi cát nhưng vị ngọt đậm rất ngon. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-9
Ký ức về hồng xiêm với nhiều người chắc chắn là những buổi trưa trốn ngủ trèo cây hái quả thưởng thức cùng nhau. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-10
Qủa hồng: Đây cùng là lúc mùa hồng bắt đầu.  
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-11
Những quả hồng đỏ chín nhừ, ngọt nhẹ thanh mát hay những quả hồng giòn ngậm cát ăn vui miệng đều không nên bỏ qua. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-12
Cam quê, quýt hôi cũng là loại trái cây quê dân dã chín rộ vào tháng 10.  
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-13
Cam quê và quýt hôi thường có quả nhỏ hơn, chắc hơn nhưng vị ngọt và mùi hương đậm đà hơn hẳn những loại cam giống mới hiện nay.  
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-14
Nói về ký ức của loại quả này chắc hẳn nhiều người chưa quên những buổi trưa ngồi hì hục bóc vỏ cam vỏ quýt phơi khô cho vào tủ quần áo để đuổi gián. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.