Bị bóng đè liên tục, bác sĩ nhắc 2 nhóm người cẩn thận

Bóng đè hay còn gọi là chứng tê liệt khi ngủ, xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc. Người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo có ý thức nhưng không thể cử động chân tay, cảm giác như "ma quỷ" đè lên người.

Anh Tiểu Lý, ở Đài Loan (Trung Quốc), làm việc theo ca trong một nhà máy công nghệ, trước đây làm việc rất tốt, nhưng trong hai đến ba tháng qua, anh trở nên dễ lo lắng và hồi hộp.
Rõ ràng Tiểu Lý thông thạo các kỹ thuật vận hành, nhưng bây giờ lại bắt đầu lo lắng về việc chưa làm tốt nhiệm vụ, tâm trạng rất xấu. Khi đi ngủ, Tiểu Lý rất khó vào giấc, phải dùng thuốc ngủ nhưng cũng không mấy cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Đặc biệt là gần đây, khi đang ngủ, Tiểu Lý phát hiện mình thường xuyên không thể di chuyển giữa trạng thái nửa mơ nửa tỉnh, rõ ràng còn ý thức nhưng không thể cử động cơ thể, vô cùng căng thẳng vì chuyện bị "bóng đè".
Bi bong de lien tuc, bac si nhac 2 nhom nguoi can than
   Ảnh minh họa.
Sợ hãi, mệt mỏi, anh Tiểu Lý quyết định đi khám. Được bác sĩ Trần Uy Nhâm, Khoa Tâm thần của Bệnh viện An Nam tiếp nhận, Tiểu Lý được xác nhận mắc chứng tê liệt khi ngủ, hiện qua được giai đoạn khó khăn, bệnh tình thuyên giảm, điều trị ngoại trú và theo dõi. Về việc lo lắng quá độ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc thì được chẩn đoán là một phần của bệnh trầm cảm do mất ngủ triền miên.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc chứng tê liệt khi ngủ là khoảng 7,6%, phụ nữ nhiều hơn nam giới một chút.
Bác sĩ Trần Uy Nhâm cho biết, giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn mắt chuyển động nhanh, lúc này não bộ con người sẽ hiểu rằng mình đang mơ, sự căng cơ của cơ thể gần như bị ức chế nếu con người đột nhiên tỉnh dậy trong thời gian chuyển động mắt nhanh.
Bởi vì sự căng cơ của cơ thể vẫn đang ở trạng thái bị đè nén nên bộ não tỉnh táo sẽ nhận ra toàn bộ cơ thể không thể cử động được, cảm giác như có một vật vô hình nào đó đang đè lên cơ thể.
Những người sau thuộc nhóm nguy cơ cao mắc chứng tê liệt khi ngủ, nếu hiện tượng xuất hiện nhiều lần cần được chăm sóc y tế ngay.
Thứ nhất, người có chất lượng giấc ngủ kém hoặc người làm ca đêm có thể bị tăng tỷ lệ mắc chứng tê liệt khi ngủ.
Thứ hai, người có một số vấn đề về thể chất và tinh thần như rối loạn lo âu, sử dụng rượu và các sự kiện căng thẳng do chấn thương cũng có thể liên quan đến chứng tê liệt khi ngủ.
Theo bác sĩ Trần Uy Nhâm, hầu hết tình trạng tê liệt khi ngủ sẽ gây ra cảm giác đau khổ hoặc sợ hãi trong thời gian ngắn và sẽ không gây tổn hại lâu dài, nhưng nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn và ảnh hưởng đến chất lượng chung của cuộc sống hoặc công việc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm kiếm sự hỗ trợ thêm nhằm phân biệt xem có rối loạn giấc ngủ nào khác hoặc các vấn đề liên quan đến thể chất và tinh thần hay không.
Bác sĩ Trần Uy Nhâm nhấn mạnh, trên thực tế, tỷ lệ tê liệt khi ngủ tương đối cao nhưng hầu hết chỉ cần được đánh giá và quan sát, không cần lo lắng quá nhiều. Quan trọng nhất là chứng tê liệt khi ngủ có thể mắc đồng thời với bệnh tâm thần và ám chỉ sự mất ổn định của dây thần kinh tự chủ, nếu liên tục cảm thấy khó chịu với các triệu chứng thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn đánh giá và theo dõi, điều trị bằng thuốc và các liệu pháp khác.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Nguồn video: VTV

Những chiêu giúp bạn thoát thân khi bị bóng đè

Bóng đè là cảm giác như bị ai đó trói chân tay không thể cử động, không thể gào thét, thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, người yếu bóng vía, bị ám ảnh tâm linh bởi những điều thiếu khoa học.

Bóng đè có tên khoa học là tình trạng liệt thân khi ngủ, xuất hiện ở những người thường có trạng thái ngủ chập chờn, hay mộng mị, khó thở… Tình trạng này khiến cơ thể rơi vào trạng thái nửa ngủ, nửa tỉnh, xuất hiện đủ loại ảo giác khác nhau, thậm chí có thể khiến cơ thể nghe thấy âm thanh xung quanh, nhưng cho dù bản thân cố gắng dùng sức thế nào đều không thể mở mắt ra hoặc lật mình trở dậy để thoát khỏi cái “bóng vô hình đè nặng” đó. Sau một lúc giãy giụa, cuối cùng mới tỉnh lại được.

Có những dấu hiệu này khi ngủ, đi khám ngay còn kịp

Khi bạn nhận thấy những ngày gần đây mình ngủ không ngon giấc, hay mơ thấy ác mộng hoặc thường xuyên mệt mỏi, uể oải sau khi ngủ dậy... Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang 'có vấn đề'.

Co nhung dau hieu nay khi ngu, di kham ngay con kip
Ảnh minh họa: Internet 
Mỗi ngày, cơ thể của chúng ta cần được nghỉ ngơi đủ từ 7 - 8 tiếng. Tuy nhiên, trong quá trình ngủ, nếu bạn gặp phải một số dấu hiệu bất thường sau đây thì nên cẩn thận vì nó có thể ngầm cảnh báo những vấn đề sức khỏe lớn mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Mệt mỏi, nhức đầu sau khi ngủ dậy
Nếu ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ thức dậy với một tinh thần phấn chấn, hứng khởi. Tuy nhiên, nếu đã ngủ đủ mà khi thức dậy vẫn gặp phải tình trạng uể oải, mệt mỏi, thậm chí là chóng mặt hay đau nửa đầu... thì nó cũng là một dấu hiệu sức khỏe nguy hiểm mà bạn không nên xem thường. Nhiều khả năng, đây là do chứng ngưng thở khi ngủ gây ra, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của bạn. Nếu việc hít thở không diễn ra đúng cách thì nó sẽ làm cho carbon dioxide tích tụ trong cơ thể và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, gây ra chứng đau đầu sau khi ngủ dậy.
Hiện tượng ngáy khi ngủ
Người ngủ ngáy sẽ phát ra những âm thanh to khi ngủ. Ngủ ngáy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo mắc một số bệnh. Ngủ ngáy có thể là biểu hiện của việc rối loạn trong giấc ngủ. Gây ra tình trạng ngưng thở, một số trường hợp đã tử vong vì lý do này (khá hiếm).
Ngủ ngáy còn là dấu hiệu ung thư vòm họng. Dù triệu chứng này được coi là không điển hình. Khi thấy tự nhiên có triệu chứng ngủ ngáy cũng không được phép chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này. Cần thăm khám sớm để chữa trị kịp thời.
Co nhung dau hieu nay khi ngu, di kham ngay con kip-Hinh-2
Nếu bạn thường xuyên bị tỉnh giấc giữ đêm và hay muốn tiểu tiện, hãy cảnh giác với vấn đề về gan và túi mật. Những người như vậy nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm chức năng gan kịp thời. Ảnh minh họa: Internet. 
Chảy nước miếng
Không ít người cho rằng chảy nước miếng trong lúc ngủ là một hiện tượng bình thường nên chủ quan bỏ qua. Thế nhưng, tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm khoang miệng.
Luôn thức dậy vào một giờ nhất định
Cơ thể tự động dậy vào một giờ nhất định trong buổi sáng cho dù buổi tối bạn đi ngủ sớm hay muộn. Nghe thì có vẻ tốt, nhưng thói quen này có thể là biểu hiện của việc rối loạn sinh học. Việc này không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, thần kinh.
Theo Prevention, bổ sung melatonin và hạn chế ánh sáng nhân tạo bằng cách tắt đèn, để phòng tối khi đi ngủ để đưa cơ thể về đúng nhịp sinh học, giúp cải thiện giấc ngủ chất lượng hơn.
Đạp chăn và lăn lộn
Tướng ngủ này là dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức). Đây là tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone thyroxine. Cường giáp có thể làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, nhịp tim nhanh hoặc không đều, ra mồ hôi và căng thẳng hoặc khó chịu, khiến cơ thể không kiểm soát được các cơ bắp. Cường giáp ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ, khiến bạn khó chịu, thường xuyên lăn lộn, đạp chăn, xoay người... khi ngủ.
Co nhung dau hieu nay khi ngu, di kham ngay con kip-Hinh-3
Ngủ ngáy còn là dấu hiệu ung thư vòm họng. Dù triệu chứng này được coi là không điển hình. Khi thấy tự nhiên có triệu chứng ngủ ngáy cũng không được phép chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này. Cần thăm khám sớm để chữa trị kịp thời. Ảnh minh họa: Internet. 
Hiện tượng bóng đè
Trạng thái bóng đè khi ngủ có thể gây nên cảm giác ngưng thở, ngạt thở, toát mồ hôi vì sợ, muốn kêu cứu hay cử động nhưng không thể làm được… Nó không chỉ gây ra sự mệt mỏi, sợ hãi ngay trong thời gian đó, ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta mà còn có thể gây ngạt thở và dẫn đến tử vong.
Theo các nhà thống kê, trong số những người bị bóng đè, có tới 60% bị rơi vào tình trạng ngưng thở cục bộ. Nếu việc ngừng thở này quá giới hạn cho phép có thể dẫn tới tử vong.
Bóng đè khi ngủ thường khiến chúng ta rơi vào trạng thái sợ hãi, bất an, tâm lý muốn thoát khỏi tình trạng này nhưng không thể… Vì thế, sau khi thức dậy, các bạn thường vẫn cảm thấy sợ sệt, lo lắng sẽ tiếp tục bị bóng đè. Điều này kéo dài có thể khiến chúng ta luôn có tâm trạng bất ổn, lo sợ, đề phòng…, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh về tâm lý và thần kinh.
Ngủ nghiến răng
Chứng nói mê khi ngủ hoặc nghiến răng cho thấy tim bạn đang bị tăng nhiệt. Ở tình trạng này, nếu lượng máu cung cấp cho trái tim không đủ, bạn dễ bị sốt hoặc nói mơ, nghiến răng. Bệnh nhân nghiêm trọng sẽ bị mộng du. Ngoài ra, tình trạng này đi kèm với trạng thái buồn bã và nước tiểu ố vàng.
Co nhung dau hieu nay khi ngu, di kham ngay con kip-Hinh-4
Mộng du (còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành), đây cũng là một chứng rối loạn giấc ngủ. Những người mộng du thường phát sinh từ giai đoạn giấc ngủ sâu trong trạng thái ý thức thấp và thực hiện những hành động thường diễn ra trong trạng thái ý thức đầy đủ. Chứng mộng du có thể kéo dài ít nhất là 30 giây hoặc nhiều nhất là 30 phút. Ảnh minh họa: Internet. 
Tay chân lạnh

Coi bóng đè là mê tín, người phụ nữ suýt chết vì đột quỵ

(Kiến Thức) - Thường xuyên bị bóng đè từ tháng 7 âm lịch, bà Lý (63 tuổi) không quá để tâm vì nghĩ rằng “tháng cô hồn” nên ma quỷ quấy nhiễu mà không biết tử thần đang ngày đêm rình rập dẫn bà đi.

Sinh sống ở Đài Loan, là người duy tâm nên dù bị bóng đè diễn ra liên tục suốt hai tháng qua song bà Lý không quan tâm nhiều đến sức khỏe. Bà cho rằng hiện tượng tức ngực, khó thở khi ngủ của bà đơn giản bắt nguồn từ các linh hồn được “mở cửa ngục” lên trần gian.
Mãi đến khi không chịu nổi, bà mới đồng ý để người nhà đưa đến viện thăm khám. Tại đây, bác sĩ cho biết động mạch của bà bị xơ vữa gây tắc nghẽn. Những cơn đau ngực của bà không phải ma quỷ gây nên. Thực chất nó là dấu hiệu báo động của tình trạng nhồi máu cơ tim.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.