Bí ẩn loài cây luôn nghiêng về xích đạo dù trồng ở bán cầu nào

Những cây thông Cook ở khắp nơi trên thế giới có thân cây luôn nghiêng về phía đường xích đạo.

Các nhà khoa học tại Đại học bách khoa California, Mỹ, phát hiện những cây thông Cook, tên khoa học là Araucaria columnaris, luôn mọc nghiêng về phía đường xích đạo dù sống ở bất kỳ châu lục nào trên thế giới.

Bi an loai cay luon nghieng ve xich dao du trong o ban cau nao

Thông Cook, được đặt tên theo nhà thám hiểm người Anh James Cook, người có chuyến đi vòng quanh thế giới lần thứ hai mang theo những nhà thực vật học đầu tiên phân loại cây.

Theo đó, thông Cook là một loài cây đặc hữu của New Caledonia, một quần đảo nhiệt đới trong vùng Melanesia của Tây Nam Thái Bình Dương. Hiện nay, loài cây đặc biệt này được trồng phổ biến trong các công viên và khu vườn ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng có thể cao tới 60 m, cành cây khá ngắn nên tán lá không quá rộng.

Matt Ritter tại Đại học California Polytechnic State ở San Luis Obispo chuyên nghiên cứu về loài thông Cook, nhận ra rằng tất cả cây thông Cook ở California và Hawaii (Mỹ), dường như đều bị nghiêng về phía nam. Trong khi đó, các cây thông Cook mọc ở các quốc gia bán cầu Nam như Australia lại nghiêng về phía bắc.

Bi an loai cay luon nghieng ve xich dao du trong o ban cau nao-Hinh-2

Ritter và nhóm của ông đã mở rộng mở rộng nghiên cứu, đo chiều cao, đường kính thân, cũng như độ nghiêng của 256 cây thông Cook rải rác trên năm lục địa, từ vĩ độ 7°-35° Bắc và 12°-42° Nam. Từ đó, họ phát hiện ra rằng loài cây này luôn nghiêng về phía xích đạo, và độ nghiêng càng tăng khi chúng được trồng ở những nơi càng đi xa xích đạo. Trung bình, mỗi cây Cook nghiêng khoảng 8,50 độ. Tuy nhiên, một mẫu vật ở Australia được phát hiện nghiêng tới gần 40 độ.

Nguyên nhân chính xác gây nên hiện tượng trên đến nay vẫn chưa được lý giải. Các nhà khoa học cho rằng trọng lực, từ trường, góc chiếu của ánh sáng mặt trời tới Trái Đất có thể đóng vai trò nhất định khiến thân cây thông Cook bị nghiêng. 

 

Bí ẩn loài cây sống không cần quang hợp trong rừng

Cây gỗ hồng bạch tạng trong khu rừng ven biển ở California (Mỹ) được biết đến như “cây ma” bởi màu trắng đặc biệt, không có sắc tố diệp lục.

Bi an loai cay song khong can quang hop trong rung
Cây gỗ hồng bạch tạng được ví như "cây ma" trong hàng thập kỷ qua. 
“Đáng lẽ loại cây này phải chết nhưng nó vẫn âm thầm tồn tại như một hồn ma vậy”, nhà sinh vật học Zane Moore nhận định.
Bí ẩn xung quanh cây gỗ hồng bạch tạng đã theo đuổi các nhà nghiên cứu trong hơn một thế kỷ qua. Loài cây này còn khiến cho người ta đặt ra câu hỏi rằng liệu chúng có thực sự tồn tại hay không. Moore lại cho rằng, có cách giải thích khoa học về sự tồn tại của loài cây này ở khu rừng ven biển California.
Loài cây sống ký sinh
Cây gỗ hồng bạch tạng quý hiếm đến mức chỉ có 406 số lượng cây trên toàn thế giới, không hề đơn giản để các nhà khoa học có thể tìm thấy chúng với mục đích nghiên cứu.
Bộ gene của cây có 32 tỷ cặp cơ bản so với 3,2 tỷ ở người. Mỗi nhiễm sắc thể có 6 bản sao thay vì hai. Giới nghiên cứu cho đến nay chưa thể sắp trình tự bộ gene cây gỗ hồng hay manh mối về loại đột biến khiến cây bị bạch tạng.
Cây gỗ hồng có thể tự mình nhân bản. Các lớp thực vật ở gần nhau giao tiếp thông qua bộ rễ dài. Trong suốt những tháng mùa đông lạnh giá, chúng chia sẻ chất dinh dưỡng với nhau. Để chứng minh, các nhà khoa học đổ thuốc nhuộm vào những cây ở một bên lùm cây và theo dõi thuốc nhuộm lan tỏa qua mạng lưới rễ đến các cây khác.
Sự hợp tác, cộng sinh này chỉ kéo dài cho đến mùa hè. Sau đó, mỗi cây, cành lá và chồi phải tự mình tồn tại. Những cây không thể quang hợp đến mức cần thiết sẽ bị loại khỏi hệ thống chia sẻ dưỡng chất qua rễ và chết mòn vào mùa thu.
Bi an loai cay song khong can quang hop trong rung-Hinh-2
Nhà sinh vật học Zane Moore so sánh loài gây gỗ hồng bình thường và bạch tạng. 
Nhà sinh vật học Moore cho rằng, cây gỗ hồng bạch tạng hưởng lợi từ hệ thống bằng cách hút chất dinh dưỡng từ các cây khỏe mạnh ở xung quanh. "Nhiều người cho rằng cây gỗ hồng bạch tạng là loài ký sinh và thậm chí gọi chúng là “cây ma cà rồng”.
“Cây gỗ hồng không thể đơn giản chấp nhận một loài cây sống ký sinh như cây bạch tạng, hút chất dinh dưỡng suốt từ năm này qua năm khác”, Moore nói.
Tự đầu độc chính mình để đổi lấy chất dinh dưỡng
Nhà sinh vật học này nhận định, cây gỗ hồng sinh tồn theo cách thông minh hơn thế. Ở những nơi có hàng loạt những cây cao chót vót xung quanh lai là cây gỗ hồng bạch tạng bé nhỏ nằm lọt thỏm ở giữa.
Moore và đồng nghiệp, chuyên gia trồng cây Tom Stapleton đã ghi chép vị trí của mỗi cây gỗ hồng bạch tạng. Họ phác thảo bản đổ cho thấy những cây bạch tạng thường mọc ở nơi có điều kiện kém thuận lợi và áp lực môi trường có thể cho phép đột biến phát triển mạnh.
Quá trình phân tích mẫu vật cho thấy, lá của cây bạch tạng chứa đầy hỗn hợp cadimi, đồng và nickel. Đây đều là những kim loại nặng. Hàm lượng kim loại nặng trong cây bạch tạng gấp 2 cho đến 10 lần các gây lá kim màu xanh khỏe mạnh khác.
Nhà sinh vật học Moore giải thích, cấu tạo của cây bạch tạng khiến chúng phải hấp thụ nước nhiều hơn bình thường. Do đó, hàm lượng kim loại nặng chảy qua thân cây cũng vì thế mà tăng lên. Dần dần, chúng chấp nhận việc tự đầu độc chính mình để đối lấy chất dinh dưỡng từ các cây xanh xung quanh.
Bi an loai cay song khong can quang hop trong rung-Hinh-3
Cây gỗ hồng bạch tạng tự đầu độc chính mình để lấy chất dinh dưỡng. 
"Dường như cây bạch tạng hút kim loại nặng từ đất. Chúng đơn giản là đang tự đầu độc chính mình", Moore nói.

Những cột mốc địa lý thế giới bị đặt sai chỗ

Nhiều nơi nổi tiếng nhờ là điểm đặc biệt trên bản đồ địa lý thế giới, như đường xích đạo Indonesia hay đường kinh tuyến London. Tuy nhiên, vị trí thực sự của chúng lại ở chỗ khác.

Nhung cot moc dia ly the gioi bi dat sai cho
 Đường giữa thế giới, Ecuador: Điểm tham quan hút khách này ở Ecuador có một tượng đài và một vạch màu vàng tượng trưng cho đường xích đạo, nơi chia thế giới làm đôi. Ảnh: Keteka.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.