Bên trong những 'con tàu ma' trên biển Baltic

Các thợ lặn Jonas Dahm và Carl Douglas săn lùng, khám phá những xác tàu đắm đã mất tích từ lâu dưới đại dương từ thế kỷ 17-18.

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic

Dahm và Douglas là những người bạn cùng yêu thích lịch sử, đã cống hiến khoảng 25 năm cuộc đời cho việc săn lùng và nghiên cứu xác tàu đắm. Họ đã có một hành trình khám phá xác tàu đắm trên biển Baltic nhiều giá trị. Dưới đây là chùm ảnh hé lộ không gian bên trong một số "con tàu ma" ấn tượng này.

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic-Hinh-2

Biển Baltic chính là trung tâm của các hoạt động đi biển trong nhiều thế kỷ, từ thương mại đến xung đột hàng hải. Đây cũng là nơi có hàng chục nghìn con tàu đắm, nhiều trong số đó vẫn còn nguyên vẹn qua các thời đại nhờ tác dụng của nước lạnh. Dahm và Douglas không chỉ chụp ảnh các xác tàu họ khám phá được mà còn nghiên cứu về lịch sử của từng chiếc. Bức ảnh này chụp một tàu ngầm không xác định của Nga từ Thế chiến thứ nhất.

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic-Hinh-3

Đây là một loại đồng hồ được chụp trên tàu hơi nước Otto Cords của Đức bị chìm trong Thế chiến thứ hai. Nhiếp ảnh gia Dahm sử dụng máy ảnh medium format Nikon D850 và Fujifilm GFX 100, làm việc với các thợ lặn khác để tối đa hóa thời gian ở dưới biển. Anh giải thích: "Để chụp ảnh góc rộng lớn, đôi khi chúng tôi có hai đến ba thợ lặn làm việc cùng nhau, trong khi tôi thường có thể tự mình xử lý những bức ảnh cận cảnh".

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic-Hinh-4

Mỗi tác phẩm của Dahm đều được "tắm" trong màu đại dương óng ánh, các chi tiết chính được chiếu sáng vừa đủ. Bức ảnh này chụp Svardet, một tàu chiến của hải quân Thụy Điển bị chìm năm 1676 với những khẩu pháo bằng đồng trên và xung quanh xác tàu.

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic-Hinh-5

Hình ảnh những con tàu bị nhấn chìm dưới đáy biển Baltic được chụp lại từ dáng vẻ bên ngoài đến không gian bên trong, nội thất. Bức ảnh phía trên được Dahm chụp trong nơi từng là khoang hành khách trên tàu Aachen, một con tàu hơi nước thế kỷ 19 bị chìm trong Thế chiến thứ nhất sau khi trở thành tàu hải quân Đức.

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic-Hinh-6

Dahm cho biết có rất nhiều thách thức liên quan đến việc chụp ảnh xác tàu, từ ánh sáng đến cái lạnh và tầm nhìn mờ. Đặc biệt là nhiều con tàu ở độ sâu khoảng 100 m dưới biển. Theo Dahm, ở độ sâu đó, bạn không có nhiều thời gian để chụp ảnh theo cách mình muốn. Trong ảnh là tàn tích của con tàu hơi nước Rumina.

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic-Hinh-7

Dahm và Douglas cùng nhóm thợ lặn của họ sử dụng đèn pin để chiếu sáng các chi tiết cho ảnh. Họ cũng cố gắng kết hợp với bầu không khí của vùng nước âm u để tạo ra những tác phẩm mang đến cảm xúc. Ảnh này chụp SMS Prinz Adalbert, một con tàu khác của Đức bị chìm trong Thế chiến thứ nhất. Con tàu bị gãy làm đôi và trong hình là những gì còn lại của đuôi tàu.

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic-Hinh-8

Tàu hơi nước thế kỷ 19 Astrid đang ở trong "tình trạng tồi tệ" nhưng một số chi tiết trang trí tàu vẫn còn nguyên vẹn. Theo Douglas, với một loạt xác tàu đắm được bảo quản tốt, biển Baltic có tiềm năng trở thành ngôi nhà lặn biển tuyệt nhất trên thế giới.

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic-Hinh-9

Bức ảnh này chụp lại khoảnh khắc một con cá tuyết bơi qua xác tàu SMS Undine, một tàu tuần dương của Đức đã trở thành tàu hải quân trong Thế chiến thứ nhất.

Ben trong nhung 'con tau ma' tren bien Baltic-Hinh-10

Con tàu Liro được đóng năm 1876 và chìm năm 1931. Lý do con tàu chìm vẫn chưa được biết đến và đối với Dahm và Douglas, những bí ẩn như vậy luôn hấp dẫn. Trong quá trình khám phá đáy biển Baltic, họ cũng cẩn thận không làm hỏng các xác tàu để góp phần bảo tồn biển và sinh vật biển.

Bí mật chấn động nằm sâu dưới “long cung” nổi tiếng Trung Quốc

Ẩn sâu dưới làn nước trong xanh của hồ Lục Quật, nơi được mệnh danh "long cung" trên mặt đất ở Trung Quốc là một bí mật chấn động.

Bi mat chan dong nam sau duoi “long cung” noi tieng Trung Quoc

Sở hữu phong cảnh tuyệt mỹ, chất nước như ngọc, đồng thời lại là hang động hoàn toàn ngập trong nước duy nhất của Trung Quốc, hồ Lục Quật (thành phố Mai Châu, Quảng Đông, Trung Quốc), được mệnh danh là “long cung” trên mặt đất. Không chỉ thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, mà còn có những thợ lặn chuyên nghiệp nổi tiếng. 

Bi mat chan dong nam sau duoi “long cung” noi tieng Trung Quoc-Hinh-2

Tháng 11/2011, một nhóm người đến hồ Lục Quật để thử thách lặn xuống đáy, xem thử động nước sâu đến đâu. Thế nhưng lần thử thách này đã hé lộ một bí mật chấn động nằm sâu dưới đáy động nước. 

Kinh dị hồ nước “nuốt chửng” 2.500 con tàu: Bermuda chưa là gì?

Ẩn mình bên dưới mặt hồ Erie là một nghĩa địa tàu đắm với ước tính có tới 2.500 xác tàu thuyền, xác tàu sớm nhất có niên đại vào những năm 1800.

Kinh di ho nuoc “nuot chung” 2.500 con tau: Bermuda chua la gi?
Hồ nước bí ẩn này có tên Erie, một trong những tuyến đường thủy nội địa có tàu bè qua lại nhiều nhất trên thế giới. Ngoài ra, do chứng kiến nhiều thảm họa nên hồ Erie còn được ví như "nghĩa địa" ở vùng Ngũ Đại Hồ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.